Xuất hiện cá chết ở Đà Nẵng - Lăng Cô - Cù Lao Chàm, hậu quả hệ sinh thái như thế nào sau vụ cá chết ở miền trung.
Sáng nay nhiều ngư dân ở Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) và Đà Nẵng, Quảng Nam phát hiện cá chết trôi dạt vào bờ biển. Nhà chức trách đang đi xác minh vụ việc và tìm hiểu nguyên nhân.
Tại Đà Nẵng, sáng 27/4, một số người dân và du khách đi tắm biển Phạm Văn Đồng và T18 (quận Sơn Trà) thấy một số xác cá chết bị sóng đánh dạt vào bờ cát. Theo phản ánh của anh Tịnh (một du khách) những con cá này to bằng bàn tay người lớn, đã bốc mùi hôi thối. Ở cạnh 2 con cá mới chết là những xương cá đã bị thối rửa.
Lãnh đạo Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết những ngày qua cũng có rải rác cá chết dạt vào bờ. Ngay trong sáng nay, công nhân môi trường đã đi thu gom xác cá bỏ vào thùng rác.
Cá chết xuất hiện ở biển Đà Nẵng. Ảnh: T.Đ
Trước đó, tối 26/4, một số du khách đi tắm biển cũng phát hiện 2 xác cá chết trôi dạt ở bãi tắm T18. Những người này đã chụp lại ảnh, đăng lên trang Facebook Quản lý đô thị Đà Nẵng.
Theo Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng, sau khi xuất hiện thông tin cá chết ở biển Đà Nẵng, đơn vị đã cử người đi xác minh, lấy mẫu nước để xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.
Ông Lưu Quang Khánh, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Đà Nẵng, cho biết những ngày qua một số bãi biển xuất hiện cá chết. Người dân vì lo lắng nên đã thông tin đến Chi cục Thủy sản đề nghị kiểm tra. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này chưa chắc chắn những con cá trên chết là do nguồn nước nhiễm độc tố.
“Chúng tôi đã kiểm tra bờ biển từ Ngũ Hành Sơn đến Sơn Trà, biển khu vực quận Liên Chiểu và đúng là có cá chết. Đây là những con cá nhỏ, đã chết lâu ngày. Chi cục xác định là cá bị thương do vướng lưới nên chết", vị này nói.
Ảnh: T.Đ
Cũng trong sáng nay, làng chài ở thị trấn Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cũng xuất hiện hàng chục con cá to bằng bàn tay chết nổi trên mặt nước. Theo phản ánh của người dân địa phương, tình trạng này xuất hiện 2 hôm nay. Ở một số lồng bè, tình trạng cá chết cũng đã diễn ra.
"Chúng tôi rất lo lắng vì hiện tượng cá chết có nguy cơ làm gia đình chúng tôi trắng tay", một người nuôi cá lồng bè ở thị trấn Lăng Cô lo lắng.
Còn tại xã đảo Cù lao Chàm (Quảng Nam), tình trạng cá chết cũng đã xuất hiện trong 2 ngày qua. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp (TP Hội An) cá chết là do ngư dân lén lút nổ mìn chứ không phải do độc tố.
Ca cá to bằng bàn tay chết trên biển Đà Nẵng. Ảnh: Đ.T
Trong khi đó, Lăng Cô, Đà Nẵng và Cù Lao Chàm là 3 địa điểm nổi tiếng trong tam giác du lịch trọng điểm của miền Trung. Vào mùa du lịch, các nơi này thu hút hàng nghìn lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Thông tin về cá chết đang gây tâm lý hoang mang cho người dân và du khách.
Lo hệ sinh thái biển bị hủy diệt sau vụ cá chết
Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nguyễn Tác An cho rằng cá chết hàng loạt mới là hiện tượng bề nổi, lo ngại nhất là hệ sinh thái vùng biển miền Trung bị hủy diệt.
Trước hiện tượng cá đồng loạt chết bất thường từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, Tiến sĩ Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, nặng trĩu âu lo.
Vị chuyên gia này cho rằng, các nước trên thế giới từng ghi nhận hiện tượng cá chết trên biển do tàu chở dầu gặp sự cố.
Mối lo ngại lâu dài cho môi trường biển miền Trung
Năm 2007, ở Việt Nam cũng từng xảy ra cá chết trên biển do sự cố dầu tràn. Tuy nhiên hiện tượng cá chết bất thường liên tỉnh, liên vùng biển miền Trung với số lượng lớn là chưa từng thấy từ trước đến nay.
"Thủy sản sống ở mực nước sâu chết đồng loạt dạt vào bờ chứng tỏ hệ sinh thái ở tầng đáy bị tác động mạnh. Độc tố tích lũy lâu dài về thời gian và lan ra không gian rộng lớn mới có thể gây ra cá chết nhiều như vậy", ông An nhận định.
Cá chết bất thường ở vùng biển miền Trung. Ảnh: Quang Tiến.
Cá lớn chết có thể thấy được nhưng còn cá con, trứng cá, các loài sinh vật khác trong lòng biển bị hủy diệt khó thể nhận ra. Độc tố gây cá chết tức thì mới là hiện tượng bề nổi nhưng nguy hiểm hơn về lâu dài, độc tố có thể hủy hoại các ấu thể - gốc gác của hệ sinh thái bị hỏng hết, không thể sinh trưởng được nữa. Đây mới là mối lo ngại lâu dài cho môi trường biển miền Trung sau hiện tượng cá chết hàng loạt.
Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang nhận định về vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung.
Theo ông An, ngoài mối nghi vấn xả thải nhà máy thép của Formosa (Hà Tĩnh), có thể còn một số khu công nghiệp khác ven biển miền Trung xả thải ra biển gây cá chết hàng loạt.
Ông cho rằng, toàn bộ hệ sinh thái ở các khu vực biển có cá chết xem như bị tác động, hủy diệt , phải mất ít nhất hàng chục năm sau chưa chắc khôi phục lại được. Một khi con người sống trong vùng ô nhiễm, độc tố chưa tác động ngay nhưng về dài có thể ngấm ngầm gây ảnh hưởng sức khỏe nhiều thế hệ.
Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học nhấn mạnh, một quốc gia biển trước hết cần phải có biển. Phát triển kinh tế biển quý giá, an ninh chủ quyền biển đảo càng quý giá hơn.
Hệ thống kiểm soát, chế tài thực hiện luật rất yếu
Luật pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam có nhưng thiếu công cụ để thực hiện luật. Chẳng hạn như cho phép Công ty Formosa thải ra biển nhưng thực tế vừa rồi họ xúc thải đường ống lại không kiểm soát được. Như vậy hệ thống kiểm soát, chế tài thực hiện luật rất yếu.
Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang đề xuất xử lý nghiêm vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung
Các nước trên thế giới, các doanh nghiệp muốn xả thải ra biển phải ký quỹ bảo vệ môi trường 20% tổng vốn đầu tư dự án. Việt Nam cũng cần áp dụng như vậy tuân thủ đúng luật biển thì mới bảo vệ được môi trường biển, ông An nhấn mạnh.
Môi trường biển đảo Việt Nam hiện nay đang ô nhiễm báo động. Nếu như trước đây vùng biển nước ta ô nhiễm cục bộ thì vừa qua hiện tượng cá chết đồng loạt đã lan rộng ra cả vùng biển các tỉnh miền Trung ở mức độ nghiêm trọng.
Ông An cũng đề nghị thời gian tới, cơ quan chức năng cần kiên quyết xử lý các tổ chức, doanh nghiệp sai phạm, xả thải gây ô nhiễm môi trường Việt Nam. Chính phủ cần có "sách lược" căn cơ vừa đảm bảo phát triển bền vững các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển vừa bảo vệ được môi trường sinh thái biển đảo quốc gia.
Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) kết luận, cá chết ở Hà Tĩnh do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường”. Những ngày sau đó, liên tiếp các vùng biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch), Quang Phú và Bảo Ninh (TP Đồng Hới), xã Hải Ninh ghi nhận tình trạng cá chết đồng loạt dạt vào bờ biển.
Sau khi có kết quả ban đầu, Sở Nông nghiệp Quảng Bình thống nhất ý kiến với cơ quan cùng cấp Hà Tĩnh xác nhận, nguyên nhân gây cá chết là nguồn nước biển ô nhiễm (có yếu tố gây độc) từ khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lan rộng vào Quảng Bình theo dòng hải lưu Bắc Cực – Xích đạo.
Ngày 24/4, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến Hà Tĩnh thị sát, kiểm tra vùng ven biển thị xã Kỳ Anh, nơi khởi phát của hiện tượng cá chết hàng loạt vừa qua. Phó thủ tướng đề nghị các Bộ ngành phối hợp với các chuyên gia khoa học sớm tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết ở một vùng biển rộng như thời gian vừa qua.
Nguồn: http://news.zing.vn/ca-chet-xuat-hien-o-da-nang-lang-co-cu-lao-cham-post645351.html
Trước hiện tượng cá đồng loạt chết bất thường từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, Tiến sĩ Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, nặng trĩu âu lo.
Vị chuyên gia này cho rằng, các nước trên thế giới từng ghi nhận hiện tượng cá chết trên biển do tàu chở dầu gặp sự cố.
Tiến sĩ Nguyễn Tác An- Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang. Ảnh: Tư liệu.
Mối lo ngại lâu dài cho môi trường biển miền Trung
Năm 2007, ở Việt Nam cũng từng xảy ra cá chết trên biển do sự cố dầu tràn. Tuy nhiên hiện tượng cá chết bất thường liên tỉnh, liên vùng biển miền Trung với số lượng lớn là chưa từng thấy từ trước đến nay.
"Thủy sản sống ở mực nước sâu chết đồng loạt dạt vào bờ chứng tỏ hệ sinh thái ở tầng đáy bị tác động mạnh. Độc tố tích lũy lâu dài về thời gian và lan ra không gian rộng lớn mới có thể gây ra cá chết nhiều như vậy", ông An nhận định.
Cá lớn chết có thể thấy được nhưng còn cá con, trứng cá, các loài sinh vật khác trong lòng biển bị hủy diệt khó thể nhận ra. Độc tố gây cá chết tức thì mới là hiện tượng bề nổi nhưng nguy hiểm hơn về lâu dài, độc tố có thể hủy hoại các ấu thể - gốc gác của hệ sinh thái bị hỏng hết, không thể sinh trưởng được nữa. Đây mới là mối lo ngại lâu dài cho môi trường biển miền Trung sau hiện tượng cá chết hàng loạt.
Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang nhận định về vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung.
Theo ông An, ngoài mối nghi vấn xả thải nhà máy thép của Formosa (Hà Tĩnh), có thể còn một số khu công nghiệp khác ven biển miền Trung xả thải ra biển gây cá chết hàng loạt.
Ông cho rằng, toàn bộ hệ sinh thái ở các khu vực biển có cá chết xem như bị tác động, hủy diệt , phải mất ít nhất hàng chục năm sau chưa chắc khôi phục lại được. Một khi con người sống trong vùng ô nhiễm, độc tố chưa tác động ngay nhưng về dài có thể ngấm ngầm gây ảnh hưởng sức khỏe nhiều thế hệ.
Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học nhấn mạnh, một quốc gia biển trước hết cần phải có biển. Phát triển kinh tế biển quý giá, an ninh chủ quyền biển đảo càng quý giá hơn.
Hệ thống kiểm soát, chế tài thực hiện luật rất yếu
Luật pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam có nhưng thiếu công cụ để thực hiện luật. Chẳng hạn như cho phép Công ty Formosa thải ra biển nhưng thực tế vừa rồi họ xúc thải đường ống lại không kiểm soát được. Như vậy hệ thống kiểm soát, chế tài thực hiện luật rất yếu.
Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang đề xuất xử lý nghiêm vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung
Các nước trên thế giới, các doanh nghiệp muốn xả thải ra biển phải ký quỹ bảo vệ môi trường 20% tổng vốn đầu tư dự án. Việt Nam cũng cần áp dụng như vậy tuân thủ đúng luật biển thì mới bảo vệ được môi trường biển, ông An nhấn mạnh.
Môi trường biển đảo Việt Nam hiện nay đang ô nhiễm báo động. Nếu như trước đây vùng biển nước ta ô nhiễm cục bộ thì vừa qua hiện tượng cá chết đồng loạt đã lan rộng ra cả vùng biển các tỉnh miền Trung ở mức độ nghiêm trọng.
Ông An cũng đề nghị thời gian tới, cơ quan chức năng cần kiên quyết xử lý các tổ chức, doanh nghiệp sai phạm, xả thải gây ô nhiễm môi trường Việt Nam. Chính phủ cần có "sách lược" căn cơ vừa đảm bảo phát triển bền vững các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển vừa bảo vệ được môi trường sinh thái biển đảo quốc gia.
Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) kết luận, cá chết ở Hà Tĩnh do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường”. Những ngày sau đó, liên tiếp các vùng biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch), Quang Phú và Bảo Ninh (TP Đồng Hới), xã Hải Ninh ghi nhận tình trạng cá chết đồng loạt dạt vào bờ biển.
Sau khi có kết quả ban đầu, Sở Nông nghiệp Quảng Bình thống nhất ý kiến với cơ quan cùng cấp Hà Tĩnh xác nhận, nguyên nhân gây cá chết là nguồn nước biển ô nhiễm (có yếu tố gây độc) từ khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lan rộng vào Quảng Bình theo dòng hải lưu Bắc Cực – Xích đạo.
Ngày 24/4, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến Hà Tĩnh thị sát, kiểm tra vùng ven biển thị xã Kỳ Anh, nơi khởi phát của hiện tượng cá chết hàng loạt vừa qua. Phó thủ tướng đề nghị các Bộ ngành phối hợp với các chuyên gia khoa học sớm tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết ở một vùng biển rộng như thời gian vừa qua.
Nguồn: http://news.zing.vn/ca-chet-xuat-hien-o-da-nang-lang-co-cu-lao-cham-post645351.html
bàn ghế đồ gỗ giá kho giá rẻ như cho sản phẩm thân thiện môi trường
ReplyDeletecập những những mẫu mới nhất tại dogogiakho.com nhé