Showing posts with label đối ẩm. Show all posts
Showing posts with label đối ẩm. Show all posts

Các cách thưởng thức cafe ngon trên thế giới và Việt Nam. Dạo vòng quanh 1 vòng thế giới xem cách thưởng thức cafe của các nước trên thế gi...

Các cách thưởng thức cafe ngon trên thế giới và Việt Nam. Dạo vòng quanh 1 vòng thế giới xem cách thưởng thức cafe của các nước trên thế giới.

MỘT SỐ LOẠI CAFE ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC NƯỚC

Cà phê sữa đá của Việt Nam gây ấn tượng mạnh với du khách quốc tế, bởi cách pha chế độc đáo và vị ngon ấn tượng, theo nhận định của trang The Daily Meal.

Các cách thưởng thức cafe ngon trên thế giới và Việt Nam
Các cách thưởng thức cafe ngon trên thế giới và Việt Nam


Black Tie (Thái Lan): Thức uống này gồm trà đen lạnh pha với nước hoa cam, hoa hồi, me nghiền, đường, sữa đặc hoặc kem tươi, thêm hai thìa cà phê đen pha kiểu espresso.

Cà phê đá (Việt Nam): Hạt cà phê rang xay được nghiền nhỏ, pha phin. Nước cà phê được hòa với sữa đặc có đường và cho thêm đá lạnh, đem lại hương vị đặc biệt khó quên.

Cà phê Miel (Tây Ban Nha): Mật ong pha với espresso, sữa nóng và một nắp bột quế là món đồ uống phổ biến. Nếu không sử dụng đúng lượng nguyên liệu, cà phê Miel sẽ có vị rất tệ. Ngược lại, khi pha đúng tỷ lệ, vị ngọt của mật ong hòa với vị ngậy của sữa và vị đắng của espresso sẽ khiến ngay cả người khó tính nhất hài lòng.

Cà phê Cubano (Cuba): Bột cà phê Cuba được trộn thêm đường khi pha, đem lại vị ngọt lạ làm nổi bật vị đắng. Món đồ uống này thường được thưởng thức với một cốc nước hoặc một điếu xì gà.

Cà phê Olla (Mexico): Thơm mùi quế và Piloncillo (một loại đường mía chưa được tinh luyện có mùi như mật), cốc cà phê Olla có mùi vị ngọt ngào và ấm áp. Đồ uống này được phục vụ trong các cốc gốm đỏ tại các quán cà phê trên khắp Mexico.

Cà phê Touba (Senegal): Rất phổ biến ở thủ đô Dakar, món cà phê này được cho thêm tiêu Guinea, một loại gia vị Tây Phi có mùi như bạch đậu khấu. Cà phê Toube còn được cho thêm rất nhiều đường, khiến món đồ uống ngọt ngào và thơm phức này đánh thức giác quan của mọi du khách.

Cortado (Bồ Đào Nha): Cà phê pha kiểu espresso được cho thêm chút sữa ấm, có vị tương tự như cà phê Macchiato của Italy.

Eiskaffee (Đức):  Món đồ uống đặc biệt này gồm cà phê đậm đặc pha với kem vani, kem tươi và vụn chocolate, hấp dẫn cả những du khách khó tính nhất. Bạn có thể thưởng thức món này tại các quán cà phê hoặc các hàng kem trên khắp nước Đức.

Flat White (Australia): Cà phê espresso được cho thêm sữa nóng và một lớp bọt sữa trên cùng. Bọt sữa tạo thành lớp cách nhiệt giữa phần phía dưới và môi bạn, khiến cà phê có vị thơm ngậy và bớt nóng hơn.

Cà phê Filter (Ấn Độ): Món đồ uống ngọt ngào đậm vị sữa của miền Nam Ấn Độ này được làm từ hạt cà phê rang xay và rau diếp xoăn (một loại thảo dược được dùng thay thế cà phê). Một cốc thường được cho nửa cà phê, nửa sữa và thêm đường.

Cà phê Frappe (Hy Lạp): Món cà phê độc đáo này được pha trộn từ cà phê hòa tan, đường và nước, đôi khi có thêm chút sữa đặc. Bạn có thể thưởng thức ở các bãi biển hoặc các quán cà phê ở Cyprus, nhất là vào mùa hè. Loại cà phê này có nhiều mức ngọt khác nhau: glykós (nghĩa là "ngọt" trong tiếng Hy Lạp, với khoảng 4 thìa đường), métrios (ngọt vừa, khoảng 2 thìa đường) và skétos (không đường).

Cà phê Kaffe Tonic (Thụy Điển): Cà phê Espresso được pha cùng nước Tonic, cho thêm đá lạnh, là món đồ uống hoàn hảo cho một ngày mùa hè ở Thụy Điển, đem lại cho du khách cảm giác mát mẻ, sảng khoái.

Kopi Susu Panas (Malaysia): Sữa đặc có đường được cho vào cốc trước, sau đó thêm cà phê đen đậm đặc và khuấy đều. Đây là món đồ uống rất phổ biến ở Malaysia.

Cà phê New Orleans (Mỹ): Loại cà phê được chế từ lá diếp xoăn khô này đem lại vị đậm đà khó quên khi cho thêm sữa nóng và thường được ăn kèm bánh Beignet.

Ristretto (Italy): Tại các thành phố như Rome, Naples và Trieste, cà phê là món đồ uống quan trọng với nhiều cách pha chế. Ristretto có nghĩa là “giới hạn, độc đáo”, thường là một cốc đậm đặc.
18 cách uống cà phê đặc sắc nhất thế giới

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ: Món cà phê truyền thống được pha chế từ cà phê rang xay và đường, đôi khi thêm chút hương liệu. Hỗn hợp dược đun sôi trong ấm trước khi rót vào các cốc nhỏ có trang trí họa tiết độc đáo. Cách pha cà phê này rất phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Đông.

Wiener Melange (Áo): Loại cà phê này khá giống cappuccino, với espresso đậm đặc cho thêm sữa nóng và bọt sữa. Một phiên bản khác cho thêm lòng đỏ trứng gà, đường và kem tươi.

Yuan Yang (Trung Quốc): Là sự kết hợp giữa cà phê và trà sữa (theo tỷ lệ 3-7), Yuan Yang rất phổ biến ở Trung Quốc, nhất là ở Hong Kong, chủ yếu được bán rong hoặc ở các quán vỉa hè.

Ý

  • Caffè latte – kiểu cà phê sữa của Ý, một phần sữa nóng, một phần espresso (xem cà phê latte)
  • Cappuccino – một phần ba là espresso, một phần ba là sữa nóng và một phần ba sữa đánh bông, thêm bột cacao hoặc bột quế (xem cà phê cappuccino)
  • Cappuccino con panna – cappuccino dùng kem sữa đánh đặc thay vì sữa sủi bọt
  • Chocolaccino – cappuccino thêm sôcôla nghiền
  • Coretto – cà phê espresso với rượu mạnh, ví dụ như Coretto con Grappa, Coretto con Fernet...
  • Doppio – hai phần espresso
  • Espresso – cà phê cực đặc không có sữa hay đường, pha bằng cách cho nước dưới áp suất cao (9 đến 15 bar) đi qua bột cà phê xay cực mịn. Một tách (một phần) espresso khoảng 25 ml (xem cà phê espresso)
  • Lungo – espresso với lượng nước nhiều gấp đôi (xem espresso lungo)
  • Latte Macchiato – sữa ấm sủi bọt và rót cẩn thận espesso lungo vào (xem: latte macchiato)
  • Mischio – cà phê pha với cacao và kem sữa đánh đặc
  • Ristretto – espresso với lượng nước rất ít (15-20 ml thay vì 25 ml) (xem espresso ristretto)

Đức

  • Eiskaffee – cà phê nguội thêm kem vani
  • Cà phê Ireland – mokka với whisky, kem sữa và đường (xem Irish coffee)
  • Kaffee Hag® – cà phê không chứa caffein (Hag là một nhãn hiệu)
  • Milchkaffee – cà phê pha qua giấy lọc, một nửa sữa, một nửa cà phê
  • Mokka – một loại cà phê đặc (xem cà phê mokka)
  • Pharisäer – cà phê đen với rượu rum, đường và kem sữa đánh đặc
  • Rüdesheimer Kaffee – cà phê pha với rượu brandy, kem sữa đánh đặc, đường vani, thêm vụn sôcôla
  • Schwaten hay Schwatten – cà phê loãng, cho thêm đường và 2 cl rượu mạnh làm từ ngũ cốc (tiếng Đức: Kornbrand) mỗi tách (đặc sản miền bắc Đức)
  • Kaffee kiểu Thổ – cà phê đặc để trong ấm nhỏ, kèm cả bã

Áo

  • Almkaffee – cà phê dùng với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả và kem sữa
  • Biedermeier kiểu Áo – thêm rượu mơ và kem sữa
  • Großer Brauner – hai phần espresso với sữa, dùng tách lớn
  • Kleiner Brauner – một phần espresso với sữa, dùng tách nhỏ
  • Doppelmokka – hai phần cà phê đặc dùng với tách lớn chuyên để uống mokka
  • Einspänner – mokka đựng trong cốc có quai, thêm kem (có quai để người đánh xe ngựa vừa cầm roi vừa có thê uống được) (Wien)
  • Eiskaffee kiểu Anh – một phần ba cà phê, một phần ba kem, một phần ba kem sữa
  • Eiskaffee kiểu Áo – loại cà phê đặc bao gồm lòng đỏ trứng, cà phê và kem sữa đánh đặc
  • Fiaker – một cốc cà phê đen với nhiều đường, thêm một lượng rượu Slibowitz (rượu mạnh làm từ quả mận tía vùng Balkan) hoặc rum
  • Franziskaner – cà phê sữa loãng với kem sữa và sôcôla
  • Gebirgskaffee – cà phê với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả mạnh và kem sữa
  • Gespritzter – cà phê đen với rum
  • Granita di Caffé – kem xay nhuyễn rồi rót cà phê đen có đường lên trên
  • Intermezzo – một lượng mokka nhỏ, thêm sôcôla nóng và "Creme de cacao", khuấy lên rồi thêm kem sữa đánh bông cùng vài miếng sôcôla.
  • Kaffee Kirsch – cà phê với nước anh đào
  • Kaffee Obermeier – cà phê với màng sữa (Wien)
  • Kaffee Verkehrt – 2 phần sữa, một phần cà phê (Wien)
  • Kaisermelange – mokka với lòng đỏ trứng, thêm mật ong hoặc Cognac (Wien)
  • Kapuziner – cà phê đen với một lượng nhỏ sữa (Wien)
  • Katerkaffee – cà phê đen đặc, thêm đường, có mùi chanh
  • Konsul – cà phê đen thêm một ít kem sữa đánh đặc (Wien)
  • Kosakenkaffee – một lượng nhỏ mokka với rượu vang đỏ, wodka và nước đường
  • Maria Theresia – mokka với một lượng nhỏ rượu cam
  • Marghiloman – mokka với Cognac
  • Mazagran – cà phê lạnh, ngọt, thêm vài mẩu kem, rượu Maraschino hoặc Cognac
  • Melange – nửa cà phê, nửa sữa
  • Mokka gespritzt – mokka với cognac và rum
  • Piccolo – một lượng nhỏ cà phê đen, lắc đều
  • Großer Schwarzer (hay großer mokka) – kiểu Áo - hai phần espresso không có sữa, dùng tách lớn
  • Kleiner Schwarzer (hay kleiner mokka) – kiểu Áo - một phần espresso không có sữa, dùng tách nhỏ
  • Othello – sôcôla nóng với espresso
  • Sanca® – cà phê không có caffein (Sanca là một nhãn hiệu)
  • Schale(rl) Braun – nửa cà phê, nửa sữa
  • Schale(rl) Gold – cà phê sữa, loãng hơn Schale(rl) Braun (Wien)
  • Separee – Cà phê và sữa được dùng riêng
  • Sperbertürke – kiểu cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nặng gấp đôi, thêm đường
  • Türkischer Kaffee passiert – cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, để nguyên bã
  • Überstürzte Neumann – kem sữa đặc được phết lên bề mặt một cái bát, được "hỗ trợ" thêm cà phê nóng
  • Kaffee kiểu Hungary – cà phê đặc có đường, thêm đá, sau đó thêm kem sữa lạnh và dùng trong ly
  • Verlängerter – một lượng nhỏ cà phê đen pha thêm nhiều nước (Wien) hoặc espresso thêm nhiều nước
  • Weißer mit Haut – cà phê sữa loãng thêm sữa nóng
  • Zarenkaffee – espresso đặc, phía trên là lòng đỏ trứng đánh bông, thêm đường (loại cà phê yêu thích của các sa hoàng)

Thụy Sĩ

  • Canard – cà phê với Marc (rượu mạnh làm từ nho): cho vào miệng một viên đường nhúng rượu, sau đó nhấp tách cà phê pha rượu và kem sữa
  • Kaffee crème – cà phê với kem sữa
  • Kaffee Melange – cà phê với kem sữa đánh đặc, thường thì kem sữa được phục vụ riêng trong một tách nhỏ
  • Luzerner Kafi – cà phê loãng có màu trà, pha thêm Träsch (một loại rượu mạnh của Thuỵ Sĩ, làm từ quả lê, thỉnh thoảng có thêm táo)
  • Schale – cà phê sữa

Pháp

  • Café au lait – một loại cappucino đặc với một ít bọt sữa (xem cà phê au lait)
  • Café Brulot – Cognac pha đường và cà phê
  • Café Crème – cà phê với kem sữa hoặc sữa đánh bông
  • Café Filtre – cà phê pha phin, loãng hơn espresso đôi chút
  • Café natur – cà phê đen
  • Café Royal – giống Café Brulot

Tây Ban Nha

  • Cà phê espresso: Từ "cà phê" ở Tây Ban Nha thường dùng để chỉ loại cà phê espresso.
  • Café solo – đen
  • Cortado – thêm sữa đặc có đường (señorita) và một lượng nhỏ sữa hay bọt sữa, thường dùng tách, thỉnh thoảng dùng ly (xem Cortado)
  • Café con leche – cà phê sữa, một nửa cà phê, một nửa sữa (thường được đánh bông)
  • Café americano – cà phê phin, cũng để chỉ loại café solo pha loãng
  • Café con hielo – một ly đựng đá viên, sau đó thêm đường, cuối cùng là rót cà phê vào
  • Carajillo – thêm một ít rượu mùi, brandy hay rum. Cách làm: Đường được khuấy trong một ly với rượu, sau đó đốt lên rồi rót cà phê pha đậm (cà phê espresso) vào. Hạt cà phê và một miếng vỏ chanh được cho vào ly để trang trí.

Bồ Đào Nha

  • Bica – cà phê đen, đặc, dùng tách nhỏ
  • Pingo (Bica Pingada) – Bica thêm một ít sữa
  • Galão – cà phê sữa Bồ Đào Nha, dùng ly

Hy Lạp

  • Griechischer Kaffee – cà phê đặc được nấu 2 hoặc 3 lần, giống như loại cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
  • Café frappé – cà phê tan, thêm đá

Mỹ

  • Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá

Nam Mỹ

  • Caffè Americano – espresso thêm nước nóng và spirituose (tên chung của các loại rượu trên 20% cồn như vodka, gin, rum, tequila, cachaca..)

Việt Nam

  • Cà phê đen nóng: Bỏ cà phê xay vào phin cà phê, nêm chặt cà phê, rồi chế nước sôi lên. Hứng cà phê rỉ ra từ dưới phin. Có hoặc không thêm đường tùy sở thích. (phin=filtre, có nguồn gốc tiếng Pháp, hay filter trong tiếng Anh). Phin thường làm bằng nhôm, nhưng ngày nay do nhu cầu cao của cuộc sống, dịch bệnh lan tràn các loại phin nhôm dần được thay thế bằng loại phin giấy sử dụng một lần "ly cà phê phin tiện dụng "
  • Cà phê sữa nóng: dưới đáy ly/cốc có để sẵn sữa đặc (nhiều ít tùy ý), cà phê nóng rơi xuống từ phin (xem hình bên), quấy đều. Theo thói quen, cà phê nóng và cà phê sữa nóng thường uống vào buổi sáng sớm trong/trước bữa ăn sáng. Nhiều người uống cà phê nóng/cà phê sữa nóng mà không cần ăn sáng.
  • Cà phê đá: như cà phê nóng, nhưng cà phê pha đặc (nhiều bột cà phê), rồi thêm đá lạnh, có người thích bỏ đường, có người không, tùy "gu".
  • Cà phê sữa đá: Như cà phê sữa nóng, nhưng pha thật đặc (nhiều cà phê, nhiều sữa), rồi cho thêm đá lạnh, quấy đều.
  • Bạc sỉu (tiếng Hoa "白小"có nghĩa là "trắng và ít",xuất phát từ thói quen uống cà phê của người Việt gốc Quảng Đông, chỉ phổ biến trong miền Nam): Như cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn, và ít cà phê hơn, thích hợp cho nữ giới; có thể thay sữa đặc bằng sữa tươi. Có hai loại, bạc sỉu nóng và bạc sỉu đá.
  • Cà phê trứng - có hai loại:
    • Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;
    • Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.
  • Cà phê chồn (hay gọi theo tiếng Indonesia là Kopi Luwak) từng có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 và mất đi cùng với việc loài chồn (đúng ra là cầy) hay ăn hạt cà phê ở Tây Nguyên gần như tuyệt chủng do bị săn bắt tràn lan.


Cà phê tại Việt Nam thường được thưởng thức qua các phin cà phê (gốc là từ filtre trong tiếng Pháp). Hạt cà phê thường được xay nhỏ, nén vào trong các phin và nước sôi được đổ lên trên để được lọc vào một ly, hay tách, tại bên dưới của phin. Có nhiều loại phin cà phê mà hai loại thông dụng nhất được làm bằng nhôm hay inox, ngoài ra còn có phin tiện dụng bằng giấy chỉ sử dụng một lần. Có tên là "ly cà phê phin tiện dụng" sản phẩm do một sinh viên trường y sáng chế, ưu điểm và hoạt động như một phin truyền thống đã có từ xa xưa.

Cà phê mang đi là dạng cà phê nhanh, dùng cho những người bận rộn và thường xuyên di chuyển. Dạng cà phê này không ngồi lại quán thưởng thức mà có thể mang đi uống, rất tiện lợi về mặt thời gian và không gian cho mọi người. Cà phê mang đi gồm có nhiều loại từ cà phê Việt Nam cho đến cà phê Cappuccino của nước ngoài.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, cà phê mang đi còn khá mới mẻ và chưa thật sự được phổ biến rộng rãi.

Trên thị trường Việt Nam, có xuất hiện cách chế biến cà phê bằng đậu nành, bắp rang cháy pha trộn cùng với hàng chục loại phụ gia, hương liệu hóa học để thành các loại bột cà phê. các chất độn cà phê như bắp rang, đậu nành bị rang cháy đen sẽ rất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, nếu bắp, đậu nành khi bị rang cháy đen, có mùi khét thì hoàn toàn không còn giá trị dinh dưỡng. Khi đậu được rang với nhiệt độ cao hoặc bắp cháy sẽ sinh ra nhiều loại chất độc hại. Trong đó, các chất như acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Việc các cơ sở sản xuất lạm dụng nhiều chất phụ gia hóa chất với liều lượng quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người dùng. Nếu cho quá nhiều đường hóa học sẽ dẫn tới triệu chứng tiêu chảy. Các chất phụ gia khác cho vượt mức nhiều lần sẽ gây tồn dư các kim loại nặng, các kim loại này sẽ lắng lại ở gan, ruột, thận và dẫn tới các bệnh lý ở các cơ quan này.

Những điều bạn chưa biết về cà phê. cafe là gì, nguồn gốc cafe, cách pha cafe ngon, quán cafe ngon. không gian cafe đẹp. Cafe là một loại th...

Những điều bạn chưa biết về cà phê. cafe là gì, nguồn gốc cafe, cách pha cafe ngon, quán cafe ngon. không gian cafe đẹp. Cafe là một loại thức uống được sử dụng khá rộng rãi hiện nay.

GIỚI THIỆU VỀ CÀ PHÊ (Café)

Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi, được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên, từ cây cà phê. Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9, khi nó được khám phá ra từ vùng cao nguyên Ethiopia. Từ đó, nó lan ra Ai Cập và Yemen, và tới thế kỉ thứ 15 thì đến Armenia, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi. Từ thế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mĩ. Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn cầu.

Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước xuất khẩu cà phê. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Ba dòng cây cà phê chính là:

  • Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè, cà phê Blue Mountain;
  • Coffea canephora (Cà phê Robusta) – cà phê vối;
  • Coffea excelsa (Cà phê Liberia) - cà phê mít.

Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay "cà phê chồn") của Indonesia và Việt Nam. Đây không phải là một giống cà phê mà một cách chế biến cà phê bằng cách dùng bộ tiêu hóa của loài cầy. Giá mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thị trường thế giới.

Cafe thức uống được nhiều người ưa chuộng nhất


Không giống như các loại đồ uống khác, chức năng chính của cà phê không phải là giải khát, mặc dù người dân Mỹ uống nó như thức uống giải khát. Nhiều người uống nó với mục đích tạo cảm giác hưng phấn. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2005 của nhà hoá học Mỹ Joe Vinson thuộc Đại học Scranton thì cà phê là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống ôxi hóa (antioxidant) cho cơ thể, vai trò mà trước đây người ta chỉ thấy ở hoa quả và rau xanh. Những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ bị ung thư ở người.

Cà phê đóng một vai trò quan trọng trong xã hội xuyên suốt lịch sử hiện đại. Ở Châu Phi và Yemen, nó được dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Kết quả là các nhà thờ ở Ethiopia cấm sử dụng cà phê cho đến triều đại Menelik II của Ethiopia. Nó cũng bị cấm ở Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỉ 17 vì lý do chính trị.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Năm 2004, cà phê là mặt hàng nông nghiệp được xuất khẩu tại 12 nước, và vào năm 2005, nó xuất khẩu nông nghiệp hợp pháp thứ 7 trên thế giới tính theo giá trị.


Lịch sử nguồn gốc cây cà phê

Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau được đem phân bố ở nhiều nơi khác trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ.

Người Hà Lan đem phổ biến việc canh tác cà phê đến các xứ thuộc địa của họ. Thống đốc Van Hoorn cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690 (có tài liệu ghi là năm 1658), rồi sau du nhập sang đảo Java (Indonesia) năm 1696 (hoặc 1699). Năm 1710 thương gia Âu châu đem cây cà phê về và trồng thử trong các khu vườn sinh vật ở Âu châu. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên lục địa châu Âu.

Năm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, rồi năm 1725 thì người Pháp mang đem trồng ở Cayenne, 1720/1723 và Martinique v.v. Sang cuối thế kỷ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu.


CÁC CÁCH PHA CHẾ CÀ PHÊ


Cách thưởng thức cà phê thay đổi tuỳ theo từng nền văn hoá, tập quán dân tộc hay khẩu vị từng cá nhân. Về cơ bản người ta phân biệt 5 hình thức khác nhau:

  • Ở các nước Đức, Thuỵ Sỹ và Mỹ người ta pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua một cái túi lọc chứa bột cà phê. Cách thức này được Melitta Bentz phát minh ra vào năm 1908.
  • Phổ biến nhất ở Ý là cà phê espresso. Loại cà phê này được pha bằng cách cho nước bị ép dưới áp suất cao chảy qua cà phê xay cực mịn. Cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ dầu cà phê.
  • Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan pha cà phê theo "kiểu Thổ Nhĩ Kỳ". Theo cách này cà phê xay mịn, đường và nước được cho vào một loại ấm mỏng hình chóp rồi đun lên. (xem thêm Mokka)
  • Pha kiểu Pháp: kiểu pha này khá nổi tiếng và cũng rất gần gũi với nhiều người. Họ dùng một loại bình gọi là French press có cấu tạo tương tự như phin cà phê của Việt Nam. Bột cà phê được cho vào trong bình rồi dùng một miếng lọc bằng kim loại ép lên trên (press), sau đó rót nước sôi vào và đậy nắp lại. Nước sôi sẽ qua miếng lọc rồi thấm dần vào bột cà phê. Do tốc độ chảy của nước khi qua miếng lọc rất chậm nên cà phê sẽ rất đặc.
  • Cà phê hòa tan: loại cà phê chỉ cần đổ nước nóng vào, khuấy lên là có thể uống ngay.

Trên cơ sở năm cách pha chế trên mà ngày nay người ta phát minh ra hàng trăm công thức pha cà phê cũng như hàng ngàn món đồ uống có chứa cà phê. Nhiều cách thức đòi hỏi phải có máy pha cà phê chuyên dụng.

CÁC CÁC THƯỞNG THỨC CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI


Xem  thêm bài: các cách thưởng thức cà phê trên thế giới và Việt Nam

Những điều bạn chưa biết về cà phê
Những điều bạn chưa biết về cà phê


MỘT SỐ ĐIỀU THÚ VỊ VỀ CÀ PHÊ


1. Tất cả bắt đầu từ những con dê biết nhảy

Theo truyền thuyết, một người chăn dê Ethiopia có tên Kaldi đã phát hiện ra giống cây cà phê đầu tiên nhờ những con dê. Khi thấy đàn dê của mình có những biểu hiện kì quái (nhảy nhót, hưng phấn…) vì ăn những hạt nhỏ từ giống cây lạ, Kaldi đã thử nếm và cảm thấy có sự khác biệt trong cơ thể mình. Ngay sau đó, một vị thầy tu nhận thấy sự thay đổi về sức khỏe của người chăn dê, đã gọi Kaldi tới và hỏi nguyên nhân.

Kaldi nói với thầy tu rằng nhờ có giống cây đó nên cảm thấy khỏe khoắn và phấn chấn hơn. Sau khi biết được câu chuyện của Kaldi, thầy tu đã đi hái lấy hạt của giống cây lạ đó rồi đem chúng về trồng bên trong tu viện.

2. Cà phê từng là thức uống bất hợp pháp

Các bạn hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng cà phê từng bị tuyên bố là bất hợp pháp 3 lần tại 3 nền văn hóa khác nhau.

Đầu tiên là việc Thống đốc Mecca (một thành phố ở Ả Rập) cấm cà phê năm 1511. Ông nói rằng: “Trong quán cà phê, những người đàn ông và phụ nữ gặp gỡ, chơi violin và cờ tướng, chưa kể là những việc khác trái pháp luật thiêng liêng của chúng ta.”. Vì cho rằng quán cà phê là nơi vui chơi không lành mạnh, Thống đốc đã cấm mặt hàng này hoàn toàn.

Lần thứ hai là vào năm 1675, vua Charles II đã cố gắng cấm những quán cà phê bởi ông cho rằng đó là “nơi ươm mầm nổi loạn”. Tuy nhiên, ông đã phải rút lại thông báo của mình sau đúng 11 ngày vì sự phản đối kịch liệt từ phía người dân.

Fredrick Đại đế là người thứ ba ban lệnh cấm thức uống này ở Đức năm 1677. Ông cố gắng ngăn chặn việc nhập khẩu cà phê xanh vì cho rằng nó cạnh tranh với các sản phẩm địa phương.

3. Tất cả cà phê trên Thế giới đều được trồng ở “Vành đai Bean”

Nhìn vào bản đồ được khoanh vùng rõ ràng, có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng tất cả cà phê trên Thế giới lại được trồng trên cùng một vĩ độ. Và người ta đặt tên cho vùng đặc biệt đó là “vành đai Bean” (Bean Belt), ý chỉ tập hợp của các khu vực trồng cà phê khác nhau tạo nên một vành đai.

Các nước nằm trên vành đai này đều gần đường Xích đạo, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và hơn cả là đều có loại đất đỏ đặc biệt.

4. Cà phê trắng có nhiều caffeine hơn cà phê đen

Trái với suy nghĩ của nhiều người khi cho rằng những hạt cà phê rang đen có nhiều caffeine, thực tế đã chứng minh ngược lại. Các nhà khoa học kết luận rằng những hạt cà phê được rang vàng (màu sáng) chứa nhiều caffeine hơn. Lý giải cho điều này, nhóm các chuyên gia nghiên cứu cho rằng hơi nóng trong quá trình rang cà phê đã làm giảm lượng caffeine có trong hạt.

5. Khi cà phê biến thành năng lượng

Ngoài tác dụng giúp tinh thần bạn tỉnh táo sau một ngày mệt mỏi căng thẳng đầy áp lực, cà phê còn có rất nhiều công dụng khác, chẳng hạn như trở thành nguồn nhiên liệu tuyệt vời cho chiếc “xế hộp” đấy!

Đây là ý tưởng của một công trình nghiên cứu về việc chế biến bã cà phê thành dầu sinh học Diesel. Vì thế, rất có thể, cà phê sẽ là nguồn nguyên liệu dần dần thay thế cho xăng dầu trong tương lai đấy!
Trong tương lai, cà phê sẽ là “suối nguồn sự sống” cho chiếc xe hơi.

6. Cà phê là… bác sĩ thực vật

Đây là một sự thật khá thú vị về cà phê khi giúp ta cứu sống những cây trồng sắp chết trong nhà. Các bạn chỉ cần chuẩn bị hỗn hợp bã cà phê trộn với ít đường, cho vào bình tưới nước rồi tưới cho cây hàng ngày. Đảm bảo, loại thuốc đặc biệt này sẽ giúp cây phục hồi và trở lại xanh mượt.

Theo các nhà thực vật học, chất caffeine trong cà phê có khả năng kích thích quá trình sinh trưởng, đẩy nhanh sự trao đổi chất của cây trồng, giúp chúng tươi tốt.
Bã cà phê vốn rất giàu chất dinh dưỡng nên có tác dụng giúp cây trồng phát triển tươi tốt.

7. Cà phê có thể phòng bệnh nan y cho con người?

Theo các nghiên cứu công bố năm 2005, các nhà khoa học nhận ra rằng những người uống 4 – 6 tách cà phê mỗi ngày sẽ khó mắc bệnh tiểu đường hơn những người chỉ uống 2 tách trở xuống. Ngay cả cà phê không chứa caffeine cũng cho ta kết quả tương tự.

Tuy nhiên, mặt trái của việc uống cà phê quá nhiều là nguy cơ mắc bệnh loãng xương, hình thành nếp nhăn và tăng cân.
Uống cà phê thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

8. Cà phê là mặt hàng giao dịch “hot” (gần) nhất Trái Đất!

Cà phê không chỉ là thứ đồ uống kỳ diệu mà nó còn là mặt hàng được giao dịch nhiều thứ hai trên Thế giới, chỉ chịu xếp sau “vàng đen” (dầu mỏ).

Cà phê là một trong những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên Thế giới.

Những điều bạn có thể chưa biết về cafe

- Từ “coffee” (cà phê) có gốc từ một từ tiếng Ả Rập: “gahwa”, nghĩa là rượu. Đây là kết quả của một quá trình “tam sao thất bản”.

- Khi chuyển từ tiếng Ả Rập sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, món đồ uống này được gọi là “kahve”, tới Italy trở thành “caffe” và tới Anh với cái tên “coffee

- Những chuyên gia về cà phê của hãng Starbucks mỗi năm nếm tới 250.000 cốc cà phê nhằm đảm bảo chất lượng cho những cốc cà phê của họ.

- Hạt cà phê phát triển từ các quả berry (một họ quả mọng nước).

- Đây là hình ảnh của lõi quả berry. Cứ mỗi quả lại có hai hạt cà phê và cần tới 4.000 hạt cà phê để có được 0,5 kg cà phê.

- Để trả lời cho việc nước Anh đánh thuế quá nặng lên các loại trà nhập sang thuộc địa, những người Mỹ đã tự lập nên hiệp hội trà Boston, đồng thời, rất nhiều người chuyển sang dùng cà phê thay cho trà

- Bạn có thể dùng cà phê để vẽ tranh và tạo nên những tuyệt tác như thế này.

- Espresso không phải tên một loại hạt cà phê đặc biệt mà là một cách pha chế cà phê

- Nhạc sĩ tài ba Bach đã viết bản nhạc “The Coffee Cantata” cho một vở hài kịch opera để nói về cơn nghiện cà phê.

- Các loại cà phê uống liền được George Washington sáng chế. Tất nhiên không phải là tổng thống Washington mà chỉ là một nhà sáng chế cùng tên khi ông tới Guatemala

- Cà phê là một trong những loại đồ uống được gửi tới cho những người lính Mỹ trong cuộc nội chiến

- Những người lính yêu thích cà phê tới mức ở một vài kẽ của báng súng, người ta còn tìm thấy những bột cà phê sót lại

- Có tới 50 loại cà phê trên thế giới nhưng chỉ có hai loại: cà phê Ả Rập và robusta là được dùng nhiều nhất trong ngành công nghiệp sản xuất cà phê.

- Nhà triết học Pháp nổi tiếng Voltaire yêu thích cà phê đến mức mỗi ngày ông uống tới 50 cốc

- Brazil trồng nhiều cà phê hơn tất cả các quốc gia khác trên thế giới và chịu trách nhiệm cung cấp nguồn cà phê cho một phần ba thế giới

- Cà phê đen, đặc, không thêm bất cứ thành phần nào khác sẽ không có bất kỳ một lượng calo nào

- Kopi Luwak là loại cà phê đắt nhất thế giới, và loại nổi tiếng nhất thuộc dòng này là cà phê chồn Việt Nam. Sở dĩ cà phê chồn đắt như vậy là vì những hạt cà phê thô được những con chồn ăn, tiêu hóa và thải ra. Cà phê chồn được thu hoạch từ phân của những con chồn. Quá trình tiêu hóa này giúp cho quả cà phê thơm ngon hơn

- Người Mỹ uống cà phê nhiều nhất thế giới. Đứng hàng thứ hai là Brazil và thứ ba là Nhật Bản

- Cà phê là loại hàng hóa được kinh doanh nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau dầu.

CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TỪ CÀ PHÊ


Ngăn chặn cơn đau đầu

Một thử nghiệm lâm sàng ở Illinois (Mỹ) cho thấy cà phê làm giảm sưng các mạch máu, nên có thể giảm cả cường độ và tần suất đau đầu. Một số người tham gia vào một nhóm được dùng riêng cà phê, và 58% báo cáo thấy hoàn toàn đỡ đau đầu. Những người tham gia nhóm khác được cho dùng cà phê trong một hợp chất chứa cả thuốc giảm đau, và 70% thấy triệu chứng biến mất.

Sửa đồ gỗ

Bạn thấy những vết nứt nhỏ trên đồ gỗ màu tối trong gia đình, hãy thử dùng cà phê hòa tan. Hòa 2-3 thìa cà phê với chút nước để tạo thành hỗn hợp sệt đặc, nếu gỗ có tông màu đỏ, thêm vào vài thìa i ốt. Cho hỗn hợp vào một đầu dao nhỏ hay con dao nhựa dùng một lần và trát vào vết nứt. Loại bỏ phần thừa xung quanh với miếng vải ẩm. Để hỗn hợp khô hoàn toàn, sau đó lau bóng lại.

Làm sạch ôtô

Để ôtô của bạn sạch sẽ và mất hẳn mùi khó chịu, đặt một hộp đựng cà phê xay mở nắp vào nơi hợp lý, không dễ bị đổ. Hương cà phê sẽ hấp thụ tất cả mùi bạn mang vào ôtô, như mùi đồ ăn nhanh chẳng hạn.

Làm phân bón cho cây

Đổ bã cà phê (hay chè) vào gốc cây làm kích hoạt hoạt động của vi khuẩn và giúp cả đất và phân phân hủy nhanh hơn.

Làm sạch da

Bạn có thể dùng bã cà phê để tẩy da chết. Chỉ cần đơn giản xoa nhẹ nhàng bã cà phê lên da mặt hoặc cơ thể để loại bỏ lớp tế bào chết, sau đó rửa sạch lại với nước.

Giúp tóc bóng mượt

Theo các chuyên gia tạo mẫu tóc, nhuộm tóc bằng cà phê đậm đặc sẽ giúp mái tóc óng mượt và sạch hơn. Hãy thoa cà phê lên tó và để cà phê ở đó 20 phút, sau đó gội sạch. Lặp lại sau 7 ngày để có kết quả tốt nhất.

Làm thịt tươi ngon

Để giữ cho miếng thịt cừu vẫn có màu thẫm bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn, thêm một tách cà phê đen vào nồi hầm vào giữa quá trình nấu. Bạn cũng có thể dùng cà phê để ướp với thịt bò, thịt lợn và các loại thịt khác.

Loại bỏ mùi hôi tủ lạnh

Thay vì ngửi mùi thức ăn còn thừa từ hai tuần trước, hay mùi sữa đã lên men, bạn có thể ngửi mùi cà phê thơm lừng từ tủ lạnh. Nếu tủ lạnh của bạn bốc mùi hôi, hãy đặt vào trong đó một bát cà phê xay và để đó một hoặc hai ngày. Cà phê sẽ hấp thụ mùi hôi và bạn sẽ luôn thèm uống ngay một tách bất cứ khi nào mở tủ lạnh ra.

Tẩy sạch mùi khó chịu trên tay

Mùi cá tanh, mùi tỏi hăng và bất cứ mùi khó chịu nào trên tay trong quá trình nấu nướng sẽ biến mất bằng cách xoa ít bột cà phê vào tay và rửa sạch lại bằng nước ấm.

Thuốc nhuộm màu tự nhiên

Các sắc tố tự nhiên trong cà phê có thể là cách nhuộm màu tuyệt vời với vải, giấy, trứng và cả mái tóc của bạn. Xoa giấy với cà phê đậm và để cho nó khô hay ngâm những đồ vải vào cà phê nóng. Kết quả sẽ không được nhanh và màu cà phê dễ phai vào các đồ khác vì thế nên dùng cho những thứ ít phải giặt. Bạn cũng có thể sử dụng cà phê để làm mái tóc mình bóng, đen hơn.

Nguồn tổng hợp

TAGS

forum ẩm thực hướng dẫn nấu ăn diễn đàn ẩm thực món ngon tin ẩm thực bánh tráng miệng ngon hình ảnh món ăn hướng dẫn cách làm món tráng miệng bên lề cafe cách làm hướng dẫn làm bánh món ăn hằng ngày món ăn ngon từ rau muống rau muống thế giới cafe thức uống đối ẩm 2016 Làm đẹp bài học thành công bài thuốc hay từ chuối bánh gato bí quyết thành công bún mắm chuối chuối hột chặt thịt gà nguyên con cupcake cà phê cá chết cá diếc kho tiêu cá giò kho thịt cá kho dưa cải cá linh kho tương các kho lá chè xanh các loại cafe cách luộc rau muống cách làm bánh cách làm bánh chưng cách làm bánh cupcake cách làm gỏi cách làm mức cách pha cafe câu hỏi thành công cây chuối cảm nhận dưa hấu gân bò cháy tỏi gân bò hấp gừng gân bò muối cốm gỏi hình ảnh món trái cây tráng miệng hướng dẫn hướng dẫn cắt thịt gà hướng dẫn kho cá hướng dẫn làm bánh cupcake hướng dẫn làm món tráng miện hướng đẫn làm gỏi hải sản làm bánh cupcake làm bánh sinh nhật làm món tráng miệng làm mức dứa làm mức khóm làm mức thôm mâm ngũ quả mâm ngũ quả là những quả nào món chay món ăn ngon món ăn ngon bổ rẻ món ăn ngày 8-3 món ăn ngày tết món ăn từ thịt gà mẹo chặt thịt gà mẹo lọc thịt gà ngao ngày quốc tế phụ nữ ngêu quán cafe độc đáo thơ thơ hay ngày phụ nữ thưởng thức cafe tin về việc cá chết ở các tỉnh miền trung trình bày món ăn đẹp tép mỡ tết nguyên đáng ý nghĩa mâm ngũ quả đặc sản miền tây đặc sản tây nam bộ địa điểm bắn pháo hoa địa điểm quán cafe ẩm thực cho ngày phụ nữ