Showing posts with label thế giới cafe. Show all posts
Showing posts with label thế giới cafe. Show all posts

25 Quán cafe độc đáo bạn nên ghé ít nhất 1 lần trong đời. Với những hương vị riên đặc biệt của mỗi quốc gia của mỗi quán cafe đặc trưng lưu...

25 Quán cafe độc đáo bạn nên ghé ít nhất 1 lần trong đời. Với những hương vị riên đặc biệt của mỗi quốc gia của mỗi quán cafe đặc trưng lưu lại cho bạn những khoản khắc khó quên.

1. Heart Coffee Roasters, Portland, Ore. 

Tại sao bạn phải ghé: Affogatto ở đây! Affogatto ở đây không chỉ có cái tên thật yêu kiều, mà nó còn tan chảy trong miệng bạn với sự kết hợp hoàn hảo giữa espresso và kem dừa nhà làm. Đến đây, bạn sẽ không chỉ được bơm đầy lồng ngực với mùi cafe rang xay thơm lừng, mà còn được ngồi bàn luận một cách vui vẻ về đủ loại cafe trên khắp thế giới với những chàng barista.

Heart Coffee Roasters, Portland, Ore.
Heart Coffee Roasters, Portland, Ore. 


2. Kaffeine, London

Tại sao bạn phải ghé: Cafe ở Kaffeine giống như một chuyến bay sẽ đưa bạn đến một nơi hoàn toàn không thuộc về thế giới này. Đừng uống bất cứ ly cafe nào trước khi ghé nơi đây, bởi “chuyến bay” bạn chuẩn bị trải nghiệm bao gồm một shot espresso, một shot cappuccino và một ly trà lạnh cascara để làm mới vị giác. Và bạn biết điều gì không? Barista ở Kaffeine đều phải trải qua ít nhất 3 năm thực hành, luyện tập trước khi được đứng sau quầy pha chế của quán.

Kaffeine, London
Kaffeine, London


3. Stumptown Coffee Roaster, Portland, Ore

Tại sao bạn phải ghé: Stumptown thường đun món toddy (rượu mạnh với đường và nước nóng) của quán trong 12 tiếng trước khi mang ra phục vụ. Và món toddy này chắc chắn sẽ là thứ thức uống mang vị cafe tuyệt nhất bạn từng được uống. Nó ít vị chua hơn cafe nóng bình thường, hơn nữa lại có vị chocolate nhờ quá trình đun trong suốt 12 tiếng.


Stumptown Coffee Roaster, Portland, Ore
Stumptown Coffee Roaster, Portland, Ore


4. Blue Bottle Coffee, Oakland

Tại sao bạn phải ghé: Nếu bạn thèm thuồng món cafe đá ngọt ngào thì chắc chắn, cafe đá ở Blue Bottle chính là thứ mà bạn đang tìm kiếm. Cafe đá ở đây được chưng cất lạnh trong nửa ngày với rễ cây diếp xoăn và làm ngọt bằng đường mía organic!

Blue Bottle Coffee, Oakland

5. Coffee Supreme ở Auckland, New Zealand

Tại sao bạn phải ghé: Coffee Supreme là nơi duy nhất trên thế giới bạn có thể thưởng thức soda syro cafe. Bạn thậm chí còn có thể cho thêm sparkling water hoặc sữa vào để ly cafe của mình thêm phần đặc biệt. Chưa kể rằng, không khí ở Coffee Supreme hoàn hảo để bạn ngồi làm việc, hoặc thậm chí rất gợi cảm giác muốn… gọi thêm chút đồ ăn.

Coffee Supreme ở Auckland, New Zealand

6. Cafe Craft, Paris

Tại sao bạn phải ghé: Cafe Craft thường đông nghẹt! Nhưng nếu chẳng may, bạn có tìm được một chỗ ngồi trong quán cafe quá đỗi nổi tiếng này, hãy chắc chắn rằng mình sẽ order một ly noisette, hoặc espresso với sữa, để thực sự thưởng thức cafe như một thị dân Paris chính hiệu.

Cafe Craft, Paris
Cafe Craft, Paris


7. Analog Coffee, Calgary, Canada


Tại sao bạn phải ghé: Analog Coffee có rất nhiều các loại đồ uống ngon miệng, ví dụ như cafe kiểu Nhật hoặc Latte. Người địa phương ở đây rất thích ngồi ở quầy bar để nói chuyện với barista, vốn cũng là một tay rất hiểu biết về rang xay và đun cafe.


8. The coffee Academic, Hongkong


Tại sao bạn phải ghé: Coffee Academic không quá phô trương như cái tên của nó đâu, nhưng ở đây thực sự mang đến cho bạn những ly cafe ngon nhất mà bạn từng được uống. Món cafe nổi tiếng ở đây chắc hẳn là latte với mật cây thùa thô, thêm chút hương vị nhờ tiêu đen! Nghe đã thấy hấp dẫn rồi phải không?


9. Cielito Querido Cafe, Mexico City

Tại sao bạn phải ghé: Cielito Querido Cafe là một trong những tiệm cafe đáng yêu nhất mà bạn từng để mắt tới. Ở đây chắc thích nhất là ngồi gọi một vài chiếc bánh conchitas mới nướng, sau đó nhúng vào ly cappuchino đang nóng sực lên để cảm nhận được rõ nhất hương vị và trải nghiệm cafe theo đúng kiểu người Mexico.

10. Dreamy Camera Cafe, Yangpyeong, Hàn Quốc

Tại sao bạn phải ghé: Hãy tưởng tượng rằng mình đang đi vào một cái camera, nhưng thực ra nó lại là một tiệm cafe! Đúng vậy đấy! Dreamy Camera Cafe là quán cafe độc nhất vô nhị và đáng yêu ngay từ kiểu cách trang trí và kiến trúc! Ở đây, bạn nên gọi một ly Americano đá, bởi đơn giản là vì nếu bạn định uống cafe ở… trong một cái camera, bạn tốt nhất nên uống một cái gì đó có đá lạnh, như là sếp ấy!



11. Workshop Coffee, London

Tại sao bạn phải ghé: Workshop được biết đến như một trong những nơi rang xay cafe hàng đầu trên thế giới. Ở đây không chỉ có thứ cafe tuyệt vời mà ngay cả cách họ trang trí cũng thượng thặng. Ly cafe đẹp đến nỗi bạn thậm chí chẳng nỡ nhấp môi nhấm nháp vì… tiếc.


12. Coffee Collective, Copenhagen

Tại sao bạn phải ghé: Coffee Collective đáng yêu đến nỗi như thể bạn đang bước vào một tài khoản Insagram của ai đó vậy. Hãy gọi một ly caffe mới đun khi đang nói chuyện với barista nhé (anh ta đã từng đoạt giải vô địch Barista thế giới đấy). Set cafe danh tiếng nhất ở đây luôn bao gồm một shot espresso đi kèm với capuccino theo đúng kiểu truyền thống.

13. Rosetta Roastery, Cape Town, Nam Phi

Tại sao bạn phải ghé: Tiệm cafe minimalist này có nội thất đen - trắng, nó sẽ tạo cho bạn cảm giác về một quán cafe kiểu cũ ngay tức thì. Ở đây, bạn không phải vội vàng order hay nhanh nhanh chóng chóng đến gọi mua cafe rồi đi luôn, người chủ nơi này muốn bạn ngồi lại và nói thêm một chút về lý cafe của bạn hơn. Cafe nổi tiếng nhất ở đây là loại cafe đá cất chậm kiểu Nhật.

14. Forty Ninth Parallel, Vancouver

Tại sao bạn phải ghé: Espresso và doughnuts ở đây! Cứ nghĩ mà xem! Không ly cafe nào lại hoàn hảo hơn khi được kết hợp với một chiếc doughnut mới nướng, trong khi bạn ngồi vắt vẻo bên quầy bar và hờ hững ngắm nhìn dòng người đi lại trên phố ở Vancouver.


15. 3FE, Dublin

Tại sao bạn phải ghé: Dịch vụ ở 3FE quá tuyệt vời, bạn thậm chí còn không muốn nhấc mông đứng dậy, trừ khi bạn muốn gọi thêm cafe. Không khí ở đây yên bình và chầm chậm, thậm chí bạn còn có thể lạc lối trong việc chỉ nhìn các barista pha chế. Đừng lo, ở đây, bạn có thể thử nhiều loại cafe cùng một lúc bằng cách gọi một set coffee trio hay filter tasting. Với coffee trio, bạn có thể thưởng thức những hạt cafe ở đây theo 3 cách: espresso, espresso với sữa và cafe lưới lọc.



16. Addison & Steele, Perth, Australia

Tại sao bạn phải ghé: Bạn đã từng thấy một tiệm cafe nào đun cafe bằng lửa và ống truyền nước? Ở Addison & Steele sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đó nhờ sự sáng tạo của những “nhà khoa học cafe” của nơi này.


17. Drop Coffee Roasters, Stockholm

Tại sao bạn phải ghé: Tiệm cafe Thụy Điển thân thiện này không chỉ chào đón bạn với một nụ cười, mà còn khiến bạn nhảy cẫng lên vì thích thú với những hình vẽ đẹp tuyệt trên ly cafe latte của bạn. Thậm chí, hãy cẩn thận rằng mình sẽ chẳng còn muốn rời Thụy Điển nữa chỉ bởi đã trót ngồi thử cafe ở đây một lần.


18. Small Batch Coffee, Brighton, UK

Tại sao bạn phải ghé: Bạn có thể tận hưởng những khoảnh khắc nhẹ nhàng, tĩnh lặng, tránh xa khỏi sự bận bịu của thành phố khi ghé vào tiệm cafe xinh xắn này. Hãy gọi một ly flat white đá hay cafe đá, nhâm nhi chúng và ngắm thành phố thật sự là một trải nghiệm tuyệt vời bạn chắc chắn nên thử.

19. Bonanza Coffee, Berlin

Tại sao bạn phải ghé: Bonanza là một tiệm cafe nhỏ với trái tim thật lớn sẽ khiến bạn mủi lòng ngay khi bạn bước vào trong. Ở đây, bạn sẽ dễ dàng đánh bạn với một vài người bạn bản xứ, bởi chẳng có gì dễ dàng và thú vị hơn việc kết bạn khi đang cùng nhau ngồi quanh ly cafe thơm phức.

20. Mind the Cup, Athens

Tại sao bạn phải ghé: Latte ở đây sẽ khiến bạn yêu ngay khi nếm thử. Thậm chí, sau khi chỉ dành 5’ ở đây, bạn sẽ muốn thay đổi kế hoạch để ở đây thêm chút xíu nữa, vì mọi thứ xung quanh nhìn đáng yêu như thể vừa được lấy ra từ một bộ phim


21. Cafe Grumpy, New York

Tại sao bạn phải ghé: Bạn có thể nhận ra quán Cafe Grumpy này vì đã từng thấy Lena Dunham làm barista ở đây trong bộ phim Girls. Cafe Grumpy rang xay cafe của mình ở Fort Greene và chắc chắn, hương vị ngọt ngào của chúng sẽ khiến bạn đứng ngồi không yên khi bước qua. Ngoài ra, macarons ở đây cũng rất tuyệt và chúng tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo cho bạn.

22. Da Matteo, Gothenburg, Thuỵ Điển

Tại sao bạn phải ghé: Da Matteo có cafe ở bất cứ nơi nào trên thế giới! Chỉ mùi thơm của chúng thôi cũng đủ khiến bạn “phát điên” khi vô tình đi lướt qua cánh cửa này. Và hãy chắc rằng khi đã đến đây rồi, bạn không bỏ lỡ espresso ở đây nhé! Nó có mùi thơm của hoa quả và hoà hợp tuyệt đối với những món bánh nướng ở tiệm này!

23. Stragan Kawiarnia, Poznan, Ba Lan

Tại sao bạn phải ghé: Triết lý của Stragan Kawiarnia là tạo nên những ly cafe tươi ngay tại chỗ. Các barista thậm chí sẽ giúp bạn chuẩn bị cafe ngay trước mặt, và tất cả những gì bạn cần làm là chờ đợi một chút rồi thưởng thức những giọt cafe mới nóng của mình.

24. Screaming Beans, Amsterdam

Tại sao bạn phải ghé: Screaming Beans sẽ khiến bạn gào thét bên trong vì hạnh phúc. Hãy thử tưởng tượng, bạn đang thưởng thức một miếng bánh croissant với mức hoa quả ngọt lịm, rồi sau đó nhấp môi nốt ly espresso đang dang dở! Tuyệt vời!

25. Kronotrop, Istanbul

Tại sao bạn phải ghé: Bạn không thực sự thưởng thức cafe cho đến khi bạn ghé thăm Kronotrop. Đây là nơi bạn có thể thử rất nhiều những hương vị cafe rang xay cho đến khác biệt về đun, chưng cất. Ví dụ như cafe theo phong cách Nhật, hoặc thậm chí là chọn riêng các loại hạt cafe trên quầy để tạo ra một ly cafe theo đúng sở thích khó chiều của bạn.

Theo zing

Các cách thưởng thức cafe ngon trên thế giới và Việt Nam. Dạo vòng quanh 1 vòng thế giới xem cách thưởng thức cafe của các nước trên thế gi...

Các cách thưởng thức cafe ngon trên thế giới và Việt Nam. Dạo vòng quanh 1 vòng thế giới xem cách thưởng thức cafe của các nước trên thế giới.

MỘT SỐ LOẠI CAFE ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC NƯỚC

Cà phê sữa đá của Việt Nam gây ấn tượng mạnh với du khách quốc tế, bởi cách pha chế độc đáo và vị ngon ấn tượng, theo nhận định của trang The Daily Meal.

Các cách thưởng thức cafe ngon trên thế giới và Việt Nam
Các cách thưởng thức cafe ngon trên thế giới và Việt Nam


Black Tie (Thái Lan): Thức uống này gồm trà đen lạnh pha với nước hoa cam, hoa hồi, me nghiền, đường, sữa đặc hoặc kem tươi, thêm hai thìa cà phê đen pha kiểu espresso.

Cà phê đá (Việt Nam): Hạt cà phê rang xay được nghiền nhỏ, pha phin. Nước cà phê được hòa với sữa đặc có đường và cho thêm đá lạnh, đem lại hương vị đặc biệt khó quên.

Cà phê Miel (Tây Ban Nha): Mật ong pha với espresso, sữa nóng và một nắp bột quế là món đồ uống phổ biến. Nếu không sử dụng đúng lượng nguyên liệu, cà phê Miel sẽ có vị rất tệ. Ngược lại, khi pha đúng tỷ lệ, vị ngọt của mật ong hòa với vị ngậy của sữa và vị đắng của espresso sẽ khiến ngay cả người khó tính nhất hài lòng.

Cà phê Cubano (Cuba): Bột cà phê Cuba được trộn thêm đường khi pha, đem lại vị ngọt lạ làm nổi bật vị đắng. Món đồ uống này thường được thưởng thức với một cốc nước hoặc một điếu xì gà.

Cà phê Olla (Mexico): Thơm mùi quế và Piloncillo (một loại đường mía chưa được tinh luyện có mùi như mật), cốc cà phê Olla có mùi vị ngọt ngào và ấm áp. Đồ uống này được phục vụ trong các cốc gốm đỏ tại các quán cà phê trên khắp Mexico.

Cà phê Touba (Senegal): Rất phổ biến ở thủ đô Dakar, món cà phê này được cho thêm tiêu Guinea, một loại gia vị Tây Phi có mùi như bạch đậu khấu. Cà phê Toube còn được cho thêm rất nhiều đường, khiến món đồ uống ngọt ngào và thơm phức này đánh thức giác quan của mọi du khách.

Cortado (Bồ Đào Nha): Cà phê pha kiểu espresso được cho thêm chút sữa ấm, có vị tương tự như cà phê Macchiato của Italy.

Eiskaffee (Đức):  Món đồ uống đặc biệt này gồm cà phê đậm đặc pha với kem vani, kem tươi và vụn chocolate, hấp dẫn cả những du khách khó tính nhất. Bạn có thể thưởng thức món này tại các quán cà phê hoặc các hàng kem trên khắp nước Đức.

Flat White (Australia): Cà phê espresso được cho thêm sữa nóng và một lớp bọt sữa trên cùng. Bọt sữa tạo thành lớp cách nhiệt giữa phần phía dưới và môi bạn, khiến cà phê có vị thơm ngậy và bớt nóng hơn.

Cà phê Filter (Ấn Độ): Món đồ uống ngọt ngào đậm vị sữa của miền Nam Ấn Độ này được làm từ hạt cà phê rang xay và rau diếp xoăn (một loại thảo dược được dùng thay thế cà phê). Một cốc thường được cho nửa cà phê, nửa sữa và thêm đường.

Cà phê Frappe (Hy Lạp): Món cà phê độc đáo này được pha trộn từ cà phê hòa tan, đường và nước, đôi khi có thêm chút sữa đặc. Bạn có thể thưởng thức ở các bãi biển hoặc các quán cà phê ở Cyprus, nhất là vào mùa hè. Loại cà phê này có nhiều mức ngọt khác nhau: glykós (nghĩa là "ngọt" trong tiếng Hy Lạp, với khoảng 4 thìa đường), métrios (ngọt vừa, khoảng 2 thìa đường) và skétos (không đường).

Cà phê Kaffe Tonic (Thụy Điển): Cà phê Espresso được pha cùng nước Tonic, cho thêm đá lạnh, là món đồ uống hoàn hảo cho một ngày mùa hè ở Thụy Điển, đem lại cho du khách cảm giác mát mẻ, sảng khoái.

Kopi Susu Panas (Malaysia): Sữa đặc có đường được cho vào cốc trước, sau đó thêm cà phê đen đậm đặc và khuấy đều. Đây là món đồ uống rất phổ biến ở Malaysia.

Cà phê New Orleans (Mỹ): Loại cà phê được chế từ lá diếp xoăn khô này đem lại vị đậm đà khó quên khi cho thêm sữa nóng và thường được ăn kèm bánh Beignet.

Ristretto (Italy): Tại các thành phố như Rome, Naples và Trieste, cà phê là món đồ uống quan trọng với nhiều cách pha chế. Ristretto có nghĩa là “giới hạn, độc đáo”, thường là một cốc đậm đặc.
18 cách uống cà phê đặc sắc nhất thế giới

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ: Món cà phê truyền thống được pha chế từ cà phê rang xay và đường, đôi khi thêm chút hương liệu. Hỗn hợp dược đun sôi trong ấm trước khi rót vào các cốc nhỏ có trang trí họa tiết độc đáo. Cách pha cà phê này rất phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Đông.

Wiener Melange (Áo): Loại cà phê này khá giống cappuccino, với espresso đậm đặc cho thêm sữa nóng và bọt sữa. Một phiên bản khác cho thêm lòng đỏ trứng gà, đường và kem tươi.

Yuan Yang (Trung Quốc): Là sự kết hợp giữa cà phê và trà sữa (theo tỷ lệ 3-7), Yuan Yang rất phổ biến ở Trung Quốc, nhất là ở Hong Kong, chủ yếu được bán rong hoặc ở các quán vỉa hè.

Ý

  • Caffè latte – kiểu cà phê sữa của Ý, một phần sữa nóng, một phần espresso (xem cà phê latte)
  • Cappuccino – một phần ba là espresso, một phần ba là sữa nóng và một phần ba sữa đánh bông, thêm bột cacao hoặc bột quế (xem cà phê cappuccino)
  • Cappuccino con panna – cappuccino dùng kem sữa đánh đặc thay vì sữa sủi bọt
  • Chocolaccino – cappuccino thêm sôcôla nghiền
  • Coretto – cà phê espresso với rượu mạnh, ví dụ như Coretto con Grappa, Coretto con Fernet...
  • Doppio – hai phần espresso
  • Espresso – cà phê cực đặc không có sữa hay đường, pha bằng cách cho nước dưới áp suất cao (9 đến 15 bar) đi qua bột cà phê xay cực mịn. Một tách (một phần) espresso khoảng 25 ml (xem cà phê espresso)
  • Lungo – espresso với lượng nước nhiều gấp đôi (xem espresso lungo)
  • Latte Macchiato – sữa ấm sủi bọt và rót cẩn thận espesso lungo vào (xem: latte macchiato)
  • Mischio – cà phê pha với cacao và kem sữa đánh đặc
  • Ristretto – espresso với lượng nước rất ít (15-20 ml thay vì 25 ml) (xem espresso ristretto)

Đức

  • Eiskaffee – cà phê nguội thêm kem vani
  • Cà phê Ireland – mokka với whisky, kem sữa và đường (xem Irish coffee)
  • Kaffee Hag® – cà phê không chứa caffein (Hag là một nhãn hiệu)
  • Milchkaffee – cà phê pha qua giấy lọc, một nửa sữa, một nửa cà phê
  • Mokka – một loại cà phê đặc (xem cà phê mokka)
  • Pharisäer – cà phê đen với rượu rum, đường và kem sữa đánh đặc
  • Rüdesheimer Kaffee – cà phê pha với rượu brandy, kem sữa đánh đặc, đường vani, thêm vụn sôcôla
  • Schwaten hay Schwatten – cà phê loãng, cho thêm đường và 2 cl rượu mạnh làm từ ngũ cốc (tiếng Đức: Kornbrand) mỗi tách (đặc sản miền bắc Đức)
  • Kaffee kiểu Thổ – cà phê đặc để trong ấm nhỏ, kèm cả bã

Áo

  • Almkaffee – cà phê dùng với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả và kem sữa
  • Biedermeier kiểu Áo – thêm rượu mơ và kem sữa
  • Großer Brauner – hai phần espresso với sữa, dùng tách lớn
  • Kleiner Brauner – một phần espresso với sữa, dùng tách nhỏ
  • Doppelmokka – hai phần cà phê đặc dùng với tách lớn chuyên để uống mokka
  • Einspänner – mokka đựng trong cốc có quai, thêm kem (có quai để người đánh xe ngựa vừa cầm roi vừa có thê uống được) (Wien)
  • Eiskaffee kiểu Anh – một phần ba cà phê, một phần ba kem, một phần ba kem sữa
  • Eiskaffee kiểu Áo – loại cà phê đặc bao gồm lòng đỏ trứng, cà phê và kem sữa đánh đặc
  • Fiaker – một cốc cà phê đen với nhiều đường, thêm một lượng rượu Slibowitz (rượu mạnh làm từ quả mận tía vùng Balkan) hoặc rum
  • Franziskaner – cà phê sữa loãng với kem sữa và sôcôla
  • Gebirgskaffee – cà phê với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả mạnh và kem sữa
  • Gespritzter – cà phê đen với rum
  • Granita di Caffé – kem xay nhuyễn rồi rót cà phê đen có đường lên trên
  • Intermezzo – một lượng mokka nhỏ, thêm sôcôla nóng và "Creme de cacao", khuấy lên rồi thêm kem sữa đánh bông cùng vài miếng sôcôla.
  • Kaffee Kirsch – cà phê với nước anh đào
  • Kaffee Obermeier – cà phê với màng sữa (Wien)
  • Kaffee Verkehrt – 2 phần sữa, một phần cà phê (Wien)
  • Kaisermelange – mokka với lòng đỏ trứng, thêm mật ong hoặc Cognac (Wien)
  • Kapuziner – cà phê đen với một lượng nhỏ sữa (Wien)
  • Katerkaffee – cà phê đen đặc, thêm đường, có mùi chanh
  • Konsul – cà phê đen thêm một ít kem sữa đánh đặc (Wien)
  • Kosakenkaffee – một lượng nhỏ mokka với rượu vang đỏ, wodka và nước đường
  • Maria Theresia – mokka với một lượng nhỏ rượu cam
  • Marghiloman – mokka với Cognac
  • Mazagran – cà phê lạnh, ngọt, thêm vài mẩu kem, rượu Maraschino hoặc Cognac
  • Melange – nửa cà phê, nửa sữa
  • Mokka gespritzt – mokka với cognac và rum
  • Piccolo – một lượng nhỏ cà phê đen, lắc đều
  • Großer Schwarzer (hay großer mokka) – kiểu Áo - hai phần espresso không có sữa, dùng tách lớn
  • Kleiner Schwarzer (hay kleiner mokka) – kiểu Áo - một phần espresso không có sữa, dùng tách nhỏ
  • Othello – sôcôla nóng với espresso
  • Sanca® – cà phê không có caffein (Sanca là một nhãn hiệu)
  • Schale(rl) Braun – nửa cà phê, nửa sữa
  • Schale(rl) Gold – cà phê sữa, loãng hơn Schale(rl) Braun (Wien)
  • Separee – Cà phê và sữa được dùng riêng
  • Sperbertürke – kiểu cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nặng gấp đôi, thêm đường
  • Türkischer Kaffee passiert – cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, để nguyên bã
  • Überstürzte Neumann – kem sữa đặc được phết lên bề mặt một cái bát, được "hỗ trợ" thêm cà phê nóng
  • Kaffee kiểu Hungary – cà phê đặc có đường, thêm đá, sau đó thêm kem sữa lạnh và dùng trong ly
  • Verlängerter – một lượng nhỏ cà phê đen pha thêm nhiều nước (Wien) hoặc espresso thêm nhiều nước
  • Weißer mit Haut – cà phê sữa loãng thêm sữa nóng
  • Zarenkaffee – espresso đặc, phía trên là lòng đỏ trứng đánh bông, thêm đường (loại cà phê yêu thích của các sa hoàng)

Thụy Sĩ

  • Canard – cà phê với Marc (rượu mạnh làm từ nho): cho vào miệng một viên đường nhúng rượu, sau đó nhấp tách cà phê pha rượu và kem sữa
  • Kaffee crème – cà phê với kem sữa
  • Kaffee Melange – cà phê với kem sữa đánh đặc, thường thì kem sữa được phục vụ riêng trong một tách nhỏ
  • Luzerner Kafi – cà phê loãng có màu trà, pha thêm Träsch (một loại rượu mạnh của Thuỵ Sĩ, làm từ quả lê, thỉnh thoảng có thêm táo)
  • Schale – cà phê sữa

Pháp

  • Café au lait – một loại cappucino đặc với một ít bọt sữa (xem cà phê au lait)
  • Café Brulot – Cognac pha đường và cà phê
  • Café Crème – cà phê với kem sữa hoặc sữa đánh bông
  • Café Filtre – cà phê pha phin, loãng hơn espresso đôi chút
  • Café natur – cà phê đen
  • Café Royal – giống Café Brulot

Tây Ban Nha

  • Cà phê espresso: Từ "cà phê" ở Tây Ban Nha thường dùng để chỉ loại cà phê espresso.
  • Café solo – đen
  • Cortado – thêm sữa đặc có đường (señorita) và một lượng nhỏ sữa hay bọt sữa, thường dùng tách, thỉnh thoảng dùng ly (xem Cortado)
  • Café con leche – cà phê sữa, một nửa cà phê, một nửa sữa (thường được đánh bông)
  • Café americano – cà phê phin, cũng để chỉ loại café solo pha loãng
  • Café con hielo – một ly đựng đá viên, sau đó thêm đường, cuối cùng là rót cà phê vào
  • Carajillo – thêm một ít rượu mùi, brandy hay rum. Cách làm: Đường được khuấy trong một ly với rượu, sau đó đốt lên rồi rót cà phê pha đậm (cà phê espresso) vào. Hạt cà phê và một miếng vỏ chanh được cho vào ly để trang trí.

Bồ Đào Nha

  • Bica – cà phê đen, đặc, dùng tách nhỏ
  • Pingo (Bica Pingada) – Bica thêm một ít sữa
  • Galão – cà phê sữa Bồ Đào Nha, dùng ly

Hy Lạp

  • Griechischer Kaffee – cà phê đặc được nấu 2 hoặc 3 lần, giống như loại cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
  • Café frappé – cà phê tan, thêm đá

Mỹ

  • Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá

Nam Mỹ

  • Caffè Americano – espresso thêm nước nóng và spirituose (tên chung của các loại rượu trên 20% cồn như vodka, gin, rum, tequila, cachaca..)

Việt Nam

  • Cà phê đen nóng: Bỏ cà phê xay vào phin cà phê, nêm chặt cà phê, rồi chế nước sôi lên. Hứng cà phê rỉ ra từ dưới phin. Có hoặc không thêm đường tùy sở thích. (phin=filtre, có nguồn gốc tiếng Pháp, hay filter trong tiếng Anh). Phin thường làm bằng nhôm, nhưng ngày nay do nhu cầu cao của cuộc sống, dịch bệnh lan tràn các loại phin nhôm dần được thay thế bằng loại phin giấy sử dụng một lần "ly cà phê phin tiện dụng "
  • Cà phê sữa nóng: dưới đáy ly/cốc có để sẵn sữa đặc (nhiều ít tùy ý), cà phê nóng rơi xuống từ phin (xem hình bên), quấy đều. Theo thói quen, cà phê nóng và cà phê sữa nóng thường uống vào buổi sáng sớm trong/trước bữa ăn sáng. Nhiều người uống cà phê nóng/cà phê sữa nóng mà không cần ăn sáng.
  • Cà phê đá: như cà phê nóng, nhưng cà phê pha đặc (nhiều bột cà phê), rồi thêm đá lạnh, có người thích bỏ đường, có người không, tùy "gu".
  • Cà phê sữa đá: Như cà phê sữa nóng, nhưng pha thật đặc (nhiều cà phê, nhiều sữa), rồi cho thêm đá lạnh, quấy đều.
  • Bạc sỉu (tiếng Hoa "白小"có nghĩa là "trắng và ít",xuất phát từ thói quen uống cà phê của người Việt gốc Quảng Đông, chỉ phổ biến trong miền Nam): Như cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn, và ít cà phê hơn, thích hợp cho nữ giới; có thể thay sữa đặc bằng sữa tươi. Có hai loại, bạc sỉu nóng và bạc sỉu đá.
  • Cà phê trứng - có hai loại:
    • Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;
    • Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.
  • Cà phê chồn (hay gọi theo tiếng Indonesia là Kopi Luwak) từng có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 và mất đi cùng với việc loài chồn (đúng ra là cầy) hay ăn hạt cà phê ở Tây Nguyên gần như tuyệt chủng do bị săn bắt tràn lan.


Cà phê tại Việt Nam thường được thưởng thức qua các phin cà phê (gốc là từ filtre trong tiếng Pháp). Hạt cà phê thường được xay nhỏ, nén vào trong các phin và nước sôi được đổ lên trên để được lọc vào một ly, hay tách, tại bên dưới của phin. Có nhiều loại phin cà phê mà hai loại thông dụng nhất được làm bằng nhôm hay inox, ngoài ra còn có phin tiện dụng bằng giấy chỉ sử dụng một lần. Có tên là "ly cà phê phin tiện dụng" sản phẩm do một sinh viên trường y sáng chế, ưu điểm và hoạt động như một phin truyền thống đã có từ xa xưa.

Cà phê mang đi là dạng cà phê nhanh, dùng cho những người bận rộn và thường xuyên di chuyển. Dạng cà phê này không ngồi lại quán thưởng thức mà có thể mang đi uống, rất tiện lợi về mặt thời gian và không gian cho mọi người. Cà phê mang đi gồm có nhiều loại từ cà phê Việt Nam cho đến cà phê Cappuccino của nước ngoài.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, cà phê mang đi còn khá mới mẻ và chưa thật sự được phổ biến rộng rãi.

Trên thị trường Việt Nam, có xuất hiện cách chế biến cà phê bằng đậu nành, bắp rang cháy pha trộn cùng với hàng chục loại phụ gia, hương liệu hóa học để thành các loại bột cà phê. các chất độn cà phê như bắp rang, đậu nành bị rang cháy đen sẽ rất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, nếu bắp, đậu nành khi bị rang cháy đen, có mùi khét thì hoàn toàn không còn giá trị dinh dưỡng. Khi đậu được rang với nhiệt độ cao hoặc bắp cháy sẽ sinh ra nhiều loại chất độc hại. Trong đó, các chất như acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Việc các cơ sở sản xuất lạm dụng nhiều chất phụ gia hóa chất với liều lượng quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người dùng. Nếu cho quá nhiều đường hóa học sẽ dẫn tới triệu chứng tiêu chảy. Các chất phụ gia khác cho vượt mức nhiều lần sẽ gây tồn dư các kim loại nặng, các kim loại này sẽ lắng lại ở gan, ruột, thận và dẫn tới các bệnh lý ở các cơ quan này.

TAGS

forum ẩm thực hướng dẫn nấu ăn diễn đàn ẩm thực món ngon tin ẩm thực bánh tráng miệng ngon hình ảnh món ăn hướng dẫn cách làm món tráng miệng bên lề cafe cách làm hướng dẫn làm bánh món ăn hằng ngày món ăn ngon từ rau muống rau muống thế giới cafe thức uống đối ẩm 2016 Làm đẹp bài học thành công bài thuốc hay từ chuối bánh gato bí quyết thành công bún mắm chuối chuối hột chặt thịt gà nguyên con cupcake cà phê cá chết cá diếc kho tiêu cá giò kho thịt cá kho dưa cải cá linh kho tương các kho lá chè xanh các loại cafe cách luộc rau muống cách làm bánh cách làm bánh chưng cách làm bánh cupcake cách làm gỏi cách làm mức cách pha cafe câu hỏi thành công cây chuối cảm nhận dưa hấu gân bò cháy tỏi gân bò hấp gừng gân bò muối cốm gỏi hình ảnh món trái cây tráng miệng hướng dẫn hướng dẫn cắt thịt gà hướng dẫn kho cá hướng dẫn làm bánh cupcake hướng dẫn làm món tráng miện hướng đẫn làm gỏi hải sản làm bánh cupcake làm bánh sinh nhật làm món tráng miệng làm mức dứa làm mức khóm làm mức thôm mâm ngũ quả mâm ngũ quả là những quả nào món chay món ăn ngon món ăn ngon bổ rẻ món ăn ngày 8-3 món ăn ngày tết món ăn từ thịt gà mẹo chặt thịt gà mẹo lọc thịt gà ngao ngày quốc tế phụ nữ ngêu quán cafe độc đáo thơ thơ hay ngày phụ nữ thưởng thức cafe tin về việc cá chết ở các tỉnh miền trung trình bày món ăn đẹp tép mỡ tết nguyên đáng ý nghĩa mâm ngũ quả đặc sản miền tây đặc sản tây nam bộ địa điểm bắn pháo hoa địa điểm quán cafe ẩm thực cho ngày phụ nữ