Showing posts with label hướng dẫn nấu ăn. Show all posts
Showing posts with label hướng dẫn nấu ăn. Show all posts

Hướng dẫn cách luộc rau muống xanh không bị đen và giòn ngon . Rau muống luộc là món ăn dân dã bình thường rất nhiều người làm, rau muống l...

Hướng dẫn cách luộc rau muống xanh không bị đen và giòn ngon. Rau muống luộc là món ăn dân dã bình thường rất nhiều người làm, rau muống luộc là món ăn hằng ngày nhưng chưa chắc ai cũng biết làm luộc rau muống xanh tươi không bị đen và giòn.

Hướng dẫn cách luộc rau muống xanh không bị đen và giòn ngon

Nguyên liệu để làm món rau muống luộc xanh.
  • 1 mớ rau muống
  • 1 quả chanh, 
  • 1 thìa nhỏ muối, 
  • Một chút đá.
Lưu ý: Rau có màu xanh mướt hay không còn tùy thuộc vào loại rau muống mà bạn mua về nữa. Nếu rau muống mà ngắn mầu hơi nâu thì không có cách gì cho nó xanh cả. Thậm chí nước luộc khi cho đồ chua vào như chanh, sấu, lá me ... không trong được mà ngả qua mầu vàng vàng. 

Hướng dẫn cách luộc rau muống xanh không bị đen và giòn ngon

Cách làm:

Bước 1: Rau muống nhặt sạch gốc già, lá sâu vàng, (có thể bỏ bớt lá hoặc không là tuỳ sở thích) sau đó rửa nhiều lần và rửa dưới vòi nước.

Tiếp theo, ngâm rau cùng với 1 thìa muối cho rau thật sạch. (Đây cũng là cách tự nhiên để loại bỏ phần nào đi các chất kích thích trong quá trình trồng rau). Sau đó ta vớt rau lên để cho khô ráo.

Bước 2: Chuẩn bị 1 nồi nước đun sôi, khi nước sôi già, bắt đầu thả rau vào và thêm 1 thìa ngọt muối (hoặc nửa thìa nhỏ đường cũng giúp rau luộc thêm xanh). Luộc đến khi nước sôi lại thêm 5 phút.

Chú ý: Để rau muống luộc được xanh giòn cần cho rau ngập nước, luộc rau đúng độ chín vừa vì luộc chưa chín kỹ rau muống còn nhựa sẽ bị thâm đen, mà luộc kỹ quá rau muống luộc xong sẽ bị màu vàng úa.

Bước 3: Chỉ thêm một bước đơn giản dưới đây bạn sẽ có món rau muống luộc xanh rì đến 4-5 tiếng sau rau vẫn còn màu xanh tươi.

Chuẩn bị 1 âu nước lạnh có đá (có thể cắt vài miếng vỏ chanh vào cùng để rau thơm hơn) để rau sau khi luộc xong, ngâm luôn vào âu nước lạnh này và ngâm đến khi nước hết lạnh, vớt rau ra để cho ráo nước.

Ngâm nước lạnh sau khi luộc chỉ để rau giòn thêm thôi, chứ không làm rau xanh mướt

Nhìn đĩa rau muống luộc, giòn xanh thật sự hấp dẫn. Rau chấm kèm với bát tương hoặc mắm ớt và thêm vài quả cà muối nữa là bạn có bữa cơm ngon mà không cần thịt cá ăn kèm.

Hướng dẫn cách luộc rau muống xanh không bị đen và giòn ngon
Hướng dẫn cách luộc rau muống xanh không bị đen và giòn ngon

Một số mẹo - bí quyết luộc rau muống luôn giữ được màu xanh

Bí quyết 1
  • Đun nồi nước luộc phải sôi sung sục.
  • Cho rau muống đã rửa sạch vào và nhớ phải lấy đũa đảo qua đảo lại ngay lúc đó. Bạn cứ trở rau khoảng 2-3 lần như vậy.
  • Đậy nắp vung nồi cho mau chín, không bị hao gas.
  • Khi rau chín, nhất định đừng lười vớt rau ra đĩa ngay mà nên vớt rau chín ra rổ giá có lỗ to cho nhanh thoát nước.
  • Sau đó, nhúng rổ râu vào chậu nước đun sôi để nguội.
  • Vớt lên, để rau ráo nước và gắp ra đĩa.

Bí quyết 2
  • Ngoài ra, nếu các mẹ muốn luộc rau muốn nó xanh rợn lên như ở hàng thì lúc cho rau vào, bạn có thể cho một nửa thìa cafe thuốc muối còn gọi là muối diêm hoặc baking soda vào. Cái này ở các hàng bán gia vị trong chợ đều có. Nhưng mình luộc rau ở nhà không nên cho vào vì chất này không tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa. Dùng quá liều hay lâu ngày có thể bị ngộ độc và gây nhiều thứ bệnh không tốt.
  • Bên cạnh đó, nếu rau muống mới luộc xong xanh mà để một lúc bị thâm nhiều khi cũng do chưa đủ lửa (chưa chín hẳn).

Ngoài ra chúng ta có thể tận dụng thêm nước sau khi luộc rau muống cho thêm ít gia vị, chanh để làm 1 tô canh chua rau muống ngon lành cho gia đình.

Bạn có thể áp dụng cách luộc rau này với cách loại rau khác.

Video hướng dẫn luộc rau muống xanh giòn


CÁCH LÀM MÓN ĂN KHÁC TỪ RAU MUỐNG


#1. Món rau muốn xào chao

Nguyên liệu

  • 1 mớ rau muống
  • 2-3 viên chao trắng
  • 1 củ tỏi
  • 1 tô nước đá lạnh có thả vài viên đá
  • Gia vị: Hạt nêm, dầu ăn, muối/bột canh, đường

Thực hiện

Bước 1: Rau muống nhặt bỏ cọng già và lá úa, đem rửa sạch và vớt ra để ráo.
Chao trắng bạn cho ra bát, thêm 1/2 cafe đường và tán nhuyễn.
Với tỏi trắng bạn bóc vỏ và băm nhỏ.

Bước 2: Bắc 1 nồi nước lên bếp, đổ nước vào đun sôi và cho rau muống vào chần sơ qua. Sau đó vớt rau ra tô nước đá lạnh có thả thêm 1 vài viên đá.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho 4-5 cafe dầu ăn vào chảo và làm nóng. Tiếp đến là cho tỏi vào phi thơm rồi đến rau vào xào đều.

Mẹo để bạn có món xào ngon đó là khi xào bạn để lửa ở mức tô, như vậy món rau sẽ có độ xanh, ngon. Còn đối với thịt sẽ mềm, săn và không bị dai.

Bước 4: Sau khi cho rau muống vào xào, bạn đảo chừng 2-3 lượt rồi cho cho chao vào đảo cùng. Nêm 1 cafe hạt nêm cùng chút muối/bột canh (vì chao vốn đã mặn nên bạn chỉ cần nêm thêm chút vị mặn (nếu cần) ở bước này thôi nhé.

Đảo đều để chao quyện đều với rau muống, nêm nếm lại gia vị cho vừa khẩu vị gia đình.

Bước 5: Rau chín bạn tắt bếp, cho ra đĩa và thưởng thức.

#2. Rau muống xào tỏi


Bước 1: Ta lấy rau muống lặt bỏ lá héo, già úa đi và lặt luôn phần gốc sơ cứng rồi để vào cái rổ cho khô nước đi.

Bước 2: Bóc và băm nhuyễn tỏi.

Bước 3: Nhiều bạn có hỏi mình rau muống xào tỏi sao cho xanh? Thì đây là mẹo để làm rau muống xanh nè: Ta bắc lên bếp nồi nước rồi đun lửa lớn cho sôi thật nhanh rồi bỏ chút muối vào.Và lưu ý là nước phải ngập rau để cho rau không bị thâm đen, và nhớ đừng có trụng lâu quá thì rau sẽ mềm và không ngon đâu nhé!

Bước 4: Bước kế tiếp ta vớt rau ra ngoài và cho liền vào nước lạnh, đây cũng chính là cách xào rau muống không bị đen đó nhé! Sau đó ta sẽ vớt ra khỏi nước và trãi đều từng sợi rau muống ra.

Bước 5: Tiếp theo ta cho chảo lên bếp và để cho nóng rồi cho dầu vào đun thật sôi, sau đó bỏ tỏi bằm nhuyễn vào đảo thật đều và cho thơm.
Kế tiếp ta cho rau muống vào chảo rồi đảo đều tay, để cho món rau muống xào tỏi ngon thì bước nêm nếm sau đây rất quan trọng nhe bạn:
Ta nêm một chút nước mắm + bột ngọt rồi đảo đều và tắt bếp đi. Sau đó cho 1 chút tỏi bằm còn lại vào rau rồi tiếp tục đảo đều cho đến khi có mùi thơm phức và cọng rau muống nhìn đẹp mắt và nếm thử xem coi vừa ăn chưa rồi gắp rau ra đĩa. Với cách làm rau muống xào tỏi xanh mà không bị vàng này mình đã từng thực hiện nhiều lần do đó bạn yên tâm cứ làm theo mình nhé!

Bước 6: Bạn lưu ý là với cách xào rau muống với chảo sẽ ngon hơn khi xào bằng nồi bởi vì khi xào rau trong cái chảo sẽ làm cho hơi nước ở rau bốc hơi và lúc này sợi rau sẽ săn lại, khi ta ăn giòn hơn rất nhiều khi xào bằng nồi.

Để cho món ăn này thêm phần phong phú bạn cũng có thể thực hiện cách làm ốc tỏi xào rau muống, tuy nhiên với những ai thích ăn ốc thôi. Còn với mình vẫn thích ăn rau muống xào với tỏi hơn.

Chúc bạn và gia đình luôn có những bữa cơm ngon miệng - vui vẻ - nhiều sức khỏe.

Tags: Rau muống, cách luộc rau muống xanh

Món ăn chay ngày càng đa dạng, đặc biệt ngày có thêm những món ăn ngon giúp bạn đỡ ngấy khi ăn chay. Hướng đẫn cách làm món phở áp chảo s...


Món ăn chay ngày càng đa dạng, đặc biệt ngày có thêm những món ăn ngon giúp bạn đỡ ngấy khi ăn chay. Hướng đẫn cách làm món phở áp chảo sốt nấm - món chay.

Hướng đẫn cách làm món phở áp chảo sốt nấm - món chay

Món cá là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, làm sao để có được những món ăn ngon tuyệt từ cá cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhưng khôn...

Món cá là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, làm sao để có được những món ăn ngon tuyệt từ cá cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhưng không làm bạn ngấy. 5 món cá kho ngon ăn không chán. Hướng dẫn cách làm các món cá kho ăn cơm.

1. Cá giò kho thịt

Nguyên liệu:

- Cá giò cắt khoanh (có nơi còn gọi là cá bớp, cá bóp): 500gr
- Thịt lợn: 200gr (chọn thịt ba chỉ hoặc phần thịt có nhiều mỡ tùy sở thích)
- Gừng: 1 củ nhỏ; hành: 1 củ; tỏi: vài nhánh, hạt tiêu: 1 thìa cà phê (dùng hạt tiêu nguyên hạt hoặc hạt tiêu xay); ớt: 1 quả
- Nước mắm, nước tương, đường, hạt nêm

Thực hiện:

Bước 1: Hành và tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ. Gừng rửa sạch, thái lát to mỏng, dùng 1-2 lát gừng đem băm nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái chỉ.

Bước 2: Cá giò đem làm và rửa sạch, thấm khô, cắt khoanh. Ướp cá với hành, gừng và tỏi băm nhỏ, ớt, hạt tiêu, hạt nêm, mắm, nước tương (Khi trộn đều cá với các loại gia vị xong thì cho cá vào tủ lạnh. Ướp cá vài tiếng cho cá ngấm gia vị, cá càng được ướp lâu kho sẽ càng ngon).

Bước 3: Thit chần qua nước sôi, vớt ra, rửa sạch, thái con chì. Ướp thịt với chút hành củ băm nhỏ, 1 ít hạt nêm cho ngấm.

Bước 4: Cho khoảng 2 thìa nhỏ dầu ăn với khoảng 3 thìa ăn phở đường vào chảo. Đun cho đến khi đường chuyển màu vàng cánh gián thì cho thịt vào đảo qua.

Bước 5: Cho tiếp cá vào chảo, đun lửa nhỏ khoảng 10 phút, thi thoảng đảo mặt cá cho cá ngấm nước màu.

Bước 6: Xếp gừng thái lát vào nồi, xếp tiếp đến cá, sau đó chút thịt và các gia vị ướp cá vào. Cuối cùng là đổ nước sôi vào ngập mặt cá.

Bước 7: Cho nồi cá lên bếp, đun sôi trở lại, hạ lửa nhỏ đun cho đến khi nước trong nồi cạn chỉ còn 1/3 so với lúc đầu thì mở hé vung nồi. Đun tiếp cho đến khi nước kho cá cạn sền sệt là được.

- Cá sẽ ngon hơn khi được kho 2 lửa, vì thế nếu chưa vội ăn thì khi nước cạn chỉ còn 1/3 thì tắt bếp.

- Để khi cá giò kho thịt nguội hẳn lại cho cá lên bếp kho tiếp cho đến khi nước cạn.



2. Cá kho dưa cải

Nguyên liệu:

- 3 lát cá thu (các bạn có thể thay bằng cá ngừ hay cá nục, tùy sở thích)
- 1 nhánh dưa cải chua
- 2 trái cà chua
- 1 trái dừa xiêm
- Cần tàu, thìa là, tỏi băm
- Nước màu, nước mắm, đường, gia vị

Thực hiện:

Bước 1: Cá thu rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Dưa cải chua xả qua nước lạnh nhiều lần, vắt ráo nước.  Xắt miếng vừa ăn. Cà chua rửa sạch, xắt múi cau.

Bước 3: Cần tàu, thìa là cắt khúc vừa ăn. Chiên sơ cá thu cho vàng 2 mặt, vớt ra để ráo dầu.

Bước 4: Đun nóng nồi đất, cho dầu ăn vào. Dầu sôi thì cho tỏi băm vào phi thơm. Cho dưa cải chua vào xào.

Bước 5: Cho các khứa cá đã chiên vào nồi cải chua. Tiếp đến, đổ nước dừa xiêm vào, đun sôi, có thể thêm nước lọc nếu thấy nước dừa ít.

Bước 6: Cho ít nước màu, nước mắm, đường, hạt nêm vào nồi, nêm vừa ăn. Kho riu riu cho cá và dưa cải chua thấm gia vị.

Bước 7: Cuối cùng, cho cà chua, cần tàu và thìa là vào nồi, đảo đều, tắt bếp.

Món cá kho dưa cải chua vừa thơm vừa thấm vị, dùng nóng với cơm rất ngon

3. Cá linh kho tương

Nguyên liệu:

- 500g cá linh
- 150g tương hột
- 2 chén nước dừa
- 1 muỗng canh nước mắm; 1 muỗng canh đường; 5 tép đầu hành.

Thực hiện:

Bước 1: Cá làm sạch, ngâm nước muối pha loãng 10 phút cho cá không bị đắng, rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Ướp cá với 1 muỗng canh nước mắm, 5 tép đầu hành đập dập, 1 muỗng cafe ớt băm, 1 muỗng canh đường.

Bước 3: Bắc nước dừa lên, đợi sôi thì cho cá vào. Khi cá sôi trở lại thì cho tương hột vào, mở lửa riu riu.

Bước 4: Nấu cho nước kho cạn xâm xấp cá là được.

Bước 5: Dọn cá linh kho tương hột kèm cơm trắng, rau luộc.


4. Cá kho lá chè xanh

Nguyên liệu:

- Cá trắm, cá trôi...
- Riềng, sả
- Đường, nước mắm
- Lá chè xanh

Thực hiện:

Bước 1: Riềng thái lát mỏng, sả đập dập, lá chè xanh rửa sạch, tất cả lần lượt đem lót xuống phía dưới đáy nồi.

Bước 2: Xếp cá vào nồi, chế lượng nước mắm ngập 1/3 miếng cá, ướp khoảng 30 phút cho cá ngấm và nước từ miếng cá tiết ra giúp thịt cá đanh lại. Sau đó đậy vung và đun to lửa cho cá sôi bùng khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để cá nghỉ 30 phút - 1h rồi mới bật bếp đun cá sôi lại lần 2.

Bước 3: Cho vài thìa cà phê đường vào chảo, vừa đun với quấy đều tay đến khi thấy đường ngả màu vàng cánh gián thì chế nước nóng vào đun cùng để làm nước hàng.

Bước 4: Đổ phần nước hàng vừa chưng vào nồi cá đang sôi, lưu ý lượng nước phải ngập mặt cá.

Bước 5: Nếu muốn chế thêm nước để kho, nhất thiết phải sử dụng nước sôi các bạn nhé, dùng nước lạnh là cá sẽ bị tanh đấy.

Bước 6: Nêm nếm lại gia vị sao cho cá có độ mặn vừa miệng rồi đậy vung, hạ nhỏ lửa rồi tiếp tục đun đến khi nước cạn, cá chín nhừ và chuyển màu nâu bóng rất đẹp mắt.

Với mẹo kho cá gồm 3 bước cơ bản: Đun cá với nước mắm cho thịt cá chắc lại, đổ nước hàng khi đang sôi để cá khỏi tanh, đun 2 lửa giúp cá được ngấm chắc chắn bạn sẽ có được 1 nồi cá khongày Tết với hương vị thật thơm ngon, và khi gắp vẫn giữ nguyên miếng, không bị vỡ nát.

5. Cá diếc kho tiêu

Nguyên liệu:

- Cá diếc (hoặc loại cá khác): 2 con
- Thịt: 100gr
- Hạt tiêu nguyên hạt: 1 thìa cà phê đầy
- Hành, tỏi, ớt, gừng, mắm, muối, đường.
Cá diếc thịt rất ngọt và vô cùng bổ dưỡng bởi bản thân cá diếc là một vị thuốc.

Thực hiện:

Bước 1: Cá rửa sạch, đánh vảy, mổ bỏ ruột, giữ lại phần mỡ cá. Cho mỡ cá vào chảo đun cho mỡ cá tiết hết ra, vớt bỏ tóp mỡ. Dùng luôn mỡ cá vừa thu được đem rán sơ cá.

Bước 2: Thịt rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn. Hành, tỏi, ớt băm nhỏ (nếu sợ ăn cay thì để cả quả cho đỡ cay), gừng thái lát.

Bước 3: Gạn bớt mỡ vừa rán cá ra rồi dùng mỡ đó phi thơm hành, tỏi. Xếp gừng thái lát dưới đáy nồi kho, xếp tiếp đến thịt, sau đó đến cá. Cuối cùng là cho đến hành tỏi vừa phi thơm, hạt tỉêu, ớt, một ít mắm, gia vị, hạt nêm. Bắc nồi cá lên bếp, đun sôi mắm rồi hạ lửa nhỏ đun liu riu.

Bước 4: Trong lúc đun cá thì cho 1 thìa đường vào chảo, vừa đun vừa quấy đều tay cho đến khi đường chuyển màu cánh gián thì cho nước vào chảo đun sôi.

Bước 5: Khi nước hàng đang sôi thì đổ ngay vào nồi cá kho, đun cho đến khi cạn nước. Khi nước cạn thì lại thêm nước sôi vào đun cho đến khi cá chín rục và nước cạn là được (mỗi lần thêm nước thì nên thêm nước sôi để cá khỏi tanh).


Ngoài ra bạn còn có thể bổ sung vào danh sách các món các kho ăn ngon tuyệt vời ông mặt trời với những món cá kho chưa ăn mà nghe tiếng đã thấy thèm rồi.

6. Cá thu kho măng

Nguyên liệu:

- 300g cá thu
- 1 gói gia vị cá kho
- 50g dưa cải muối chua
- 100g măng
- 10g ớt xừng
- 8g tỏi băm
- 3g đầu hành băm nhỏ
- 20g dầu ăn
- 300ml nước
- 0.2g tiêu

Cách làm:

- Cá làm sạch, để ráo, ướp cá với gi vị cá kho, tỏi hành khoảng 15 phút.

- Dưa cải chua cắt khúc măng luộc sơ, xắt mỏng,

- Làm nóng dầu, cho cá vào chiên cho thịt cá săn lại, cho tiếp dưa cải vào xào trong khoảng 2-3 phút.

- Cho nước vào nồi, hạ nhỏ lửa, nấu khoảng 10 phút cho tiếp măng và ớt vào kho tới khi xốt sệt lại.

- Trang trí với tiêu, dùng nóng với cơm.

 

7. Cá bống kho tiêu

Nguyên liệu:

- 300g cá bống.
- 3 củ hành tím.
- Ớt, tiêu.
- Muối, hạt nêm, đường, nước mắm.

Cách làm:

- Cá làm sạch, rửa qua với nước muối pha loãng, sau đó để ráo. Sau khi ráo, đem ướp với chút muối, chút hạt nêm, ít đường, ít nước mắm, và 2 muỗng tiêu cho ngấm gia vị. Ướp chừng 10 phút.

- Ớt thái lát chéo, hành tím băm nhuyễn. Đem phi thơm hành tím và cho ra bát.

- Cho ít dầu ăn vào nồi, cho cá vào đảo đều tay, khi cá săn lại thì cho phần hành tím và ớt vào.

- Cho nước xăm xắp. Đun đến khi nước hơi sánh lại là được.

- Cho ra đĩa, rắc ít tiêu lên trên và thưởng thức.

8. Cá nục kho me

Nguyên liệu:

- 500 gam cá nục tươi
- 10 gam me khô
- 1 củ tỏi, 1 củ hành khô, 1 củ gừng nhỏ, 1 trái ớt
- Gia vị: Dầu ăn, dầu hào, đường, nước màu, hạt tiêu, nước mắm, hạt nêm, dầu mè.

Cách làm:

- Rửa sạch cá nục, bỏ ruột, để ráo.

- Hành, tỏi bóc vỏ bằm nhỏ.

- Gừng thái lát

- Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái lát

- Cho nước nóng vào vắt me khô, khuấy đều tay để me tan ra nhé.

- Mang cá đi chiên sơ để thịt cá thơm hơn và không bị nát khi kho! Đa số những món ăn ngon từ cá nục đều cần chiên sơ cá để cá bớt đi vị tanh. Trong khi chiên, bạn nhớ trút cả hành, tỏi, gừng vào chiên cùng cá để tạo mùi thơm hấp dẫn cho cá. Lưu ý chỉ chiên sơ để nguyên liệu không bị quá cháy.

- Pha nước sốt me: 1/2 thìa cafe đường, 1 muỗng canh dầu mè, 2 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh nước màu, 1 muỗng canh nước mắm, 2 thìa cafe hạt nêm, nước me (sô nước me mà bạn vừa pha được nhé). Nếu gia đình bạn thích ăn đậm đà, hay ngọt hơn thì điều chỉnh lượng đường, hạt nêm. Bạn khuấy đều hỗn hợp.

- Xếp cá vào nồi, trút hỗn hợp nước sốt bạn vừa pha vào cá (nếu thấy đặc, bạn có thể thêm vào một chút nước sôi). Bạn kho cá trên lửa nhỏ cho tới khi nước sánh lại (khoảng 20 – 30′) thì nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

- Cho cá ra đĩa, dùng kèm cơm nóng sẽ ngon vô cùng.

9. Cá ngừ kho dứa

Nguyên liệu:

- 3 miếng cá ngừ
- 2 muỗng canh đường
- 3 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng canh tỏi băm
- 1 muỗng canh hành tím băm
- 1 muỗng canh ớt băm
- Hành lá thái nhỏ
- 1/2 muỗng cà phê tiêu
- 1/2 trái dứa thái miếng
- 3 trái cà chua thái múi nhỏ
- 600ml nước dừa tươi hay nước lạnh.

Cách làm:

- Cá rửa sạch để ráo. Ướp vào cá 1 muỗng cà phê bột nêm, nước mắm, tiêu trộn đều.

- Sau đó chiên sơ cho cá vàng 2 mặt.

- Bắc chảo/ nồi lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu, 2 muỗng canh đường thắng đường cho có màu vàng cánh gián. Nhớ khi thắng đường các bạn lấy đũa khuấy cho đường tan.

- Khi đường chuyển qua màu vàng tắt bếp rồi cho tỏi, hành, ớt vào xào cho thơm.

- Sau đó cho dứa và cà chua vào xào 4 phút. Tiếp theo cho nước dừa tươi vào nấu sôi.

- Cuối cùng cho cá chiên vàng vào, hạt lửa nhỏ rim cá cho thấm, rim cho tới khi cá sền sệt, nêm nếm lại cho vừa ăn là tắt bếp.

- Cho cá ra tô, rắc hành và vài lát ớt và thưởng thức.

Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu, Dưa hấu sau khi bạn ăn xong phần ruột thì phần vỏ trắng vẫn có thể làm ra những món ăn ngon cực bổ rẻ...

Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu, Dưa hấu sau khi bạn ăn xong phần ruột thì phần vỏ trắng vẫn có thể làm ra những món ăn ngon cực bổ rẻ. Tham khảo thêm 2 món ăn gỏi từ vỏ dưa hấu bỏ đi này.

#1. Gỏi vỏ dưa hấu tôm thịt

Nguyên liệu:
  • 100gr thịt ba chỉ, 10 con tôm
  • 200 gr cùi dưa hấu, lấy phần còn chút màu hồng cho ngọt
  • 1/2 củ hành tây màu trắng, 1/3 củ cà rốt bào nhỏ, 50 gr ngó sen thái sợi nhỏ, 1 chén rau bạc hà và rau răm thái rối
  • Nước mắm trộn: 2 muỗng canh đường + 2 muỗng canh chanh + 2 muỗng canh nước mắm + ớt thái khoanh, trộn chung tất cả trong 1 bát.
Thực hiện:
Bước 1: Thịt rửa sạch luộc chín với chút muối. Sau đó thái lát mỏng. Tôm hấp chín lột vỏ.

Bước 2: Hành tây thái mỏng. Cà rốt và ngó sen cho vào tô cùng với 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh nước. Để trong ngăn mát tủ lạnh 20 phút, sau đó vắt ráo.

Bước 3: Cùi dưa hấu, cà rốt, ngó sen hành tây cho vào âu cùng với tôm thịt và chén nước mắm, ớt vào trộn chung. Cuối cùng cho rau răm, bạc hà vào trộn đều. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
Gỏi cùi dưa hấu tôm thịt cho ra đĩa, trang trí ngò và ớt thái lát. Món này ăn kèm với bánh phồng tôm rất ngon.

Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu
Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu

#Gỏi dưa hấu và tôm hùm

Nguyên liệu:
  • 500g vỏ dưa hấu ( đã cắt phần vỏ lán bên ngòai)
  • 2 con tôm hùm ( tổng cộng khỏang 4 lbs)
  • 2 trái ớt chuông ( lựa 2 màu khác nhau cho đẹp)
  • Rau răm
  • ½ củ hành đỏ ( lọai củ to – red onion- gọi là hành đỏ để phân biệt với hành tím nhỏ). Nếu không có thì hành trắng mà nên lựa lọai sweet onion cho nó ít mùi nồng của hành.
  • Tỏi tươi hay tỏi phi sẳn
  • Hành tím ( shallot)
  • Đậu phộng
  • Nước mắm ngon, đường, muối, 1 trái chanh ( nếu chanh to thì 1 trái)


Chuẩn bị:
  • Vỏ dưa hấu cắt sợi ( dầy khỏang 2×2 mm) hay cắt miếng dầy 2mm, chiều dài vừa ăn. Hoặc dùng bào để bào những miếng dầy khỏang 1mm. Trộn vỏ dưa hấu với 3 muỗng canh đường và để yên khỏang 15 phút thì vắt ráo nước.
  • Vỏ dưa hấu sau khi cắt. Mình thấy cắt miếng như vầy thì có cả phần ruột hồng vào vỏ, nếu cắt sợi thì sẽ có sợi toàn trắng hay tòan hồng
  • Tôm hùm luộc hay hấp chín, gỡ lấy thịt (phần đầu thì bếp trưởng hay bếp phó có thể nhâm nhi với chút muối tiêu chanh hé!) xé miếng vừa ăn.
  • Ớt chuông thái sợi cỡ như sợi vỏ dưa hấu
  • Hành đỏ lột vỏ cắt khoanh. Nếu sợ mùi nồng của hành thì có thể ngâm với chút xíu dấm, nước, muối, đường khỏang 5 phút thì vớt ra. Nhưng vì hành đỏ này ngòai mùi hăng ra thì nó lại có vị ngọt và nó lại giòn, nếu ngâm dấm thì mất đi mấy cái này nên mình không có ngâm
  • Rau răm cắt nhỏ ( nhưng đừng nhỏ quá, cắt thành từng đọan khỏang 1cm)
  • Hành tím: lột vỏ cắt lát đem phi vàng
  • Tỏi : lột vỏ, cắt nhỏ ( hay bỏ vào cái food chopper, 2 giây là xong, nhưng phải rửa cái máy hết 5 phút :) ) và đem phi. Ở bước này nếu muốn tôm hùm có mùi thơm thì sau khi tỏi vừa vàng tới thì bỏ tôm hùm đã cắt/ xé ra vào phi với tỏi và chút đường
  • Đậu phọng rang chín, đãi vỏ, xay ( đừng nhuyễn quá, làm hột đậu bể làm 1/3 – 1/4 là được rồi)
  • Vắt ½ trái chanh to + 3 muỗng canh nước mắm + 2 muỗng canh đường + ¼ muỗng café muối: trộn chung và quậy đều



Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu
Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu
Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu

Trộn gỏi:
Dùng 1 cái thau to trộn chung: vỏ dưa hấu, tôm hùm, ớt chuông, hành đỏ, rau răm, hành phi, tỏi phi và nước mắm pha. Thường nếu phải trộn 1 thau gỏi to như vầy mà trộn bằng đũa thì tốn thời gian lắm, chỉ cần 1 chiếc găng tay mang vào là trộn thỏai mái vừa mau vừa sạch. Nếm thấy có vị chua ngọt là được. Để gỏi thấm khỏang 10-15 phút ( nếu muốn có thể đảo thêm 1 lần cho thấm đều)

Trình bày
Gấp gỏi ra dĩa rắc trên mặt là đậu phọng, ăn kèm với bánh phồng tôm và nước mắm pha.

3 món gân bò bổ sung Collagen tốt nhất. 3 Món ngon được làm từ gân bò sẽ làm cho bạn ngây ngất. Bổ sung collagen làm đẹp da, xả tress làm đẹ...

3 món gân bò bổ sung Collagen tốt nhất. 3 Món ngon được làm từ gân bò sẽ làm cho bạn ngây ngất. Bổ sung collagen làm đẹp da, xả tress làm đẹp lưu lại vẻ thanh xuân với 3 món gân bò với hương thơm ngây ngất, cộng với gân bò dai sần sật làm sướng cả người.

món gân bò hầm gừng
món gân bò hầm gừng

1. Món gân bò muối cốm 



2.  Món gân bò hầm gừng



3. Món gân bò cháy tỏi

Xào thơm cả tỏi băm lẫn tép tỏi cho dậy mùi, sau đó cho gân bò đã hầm mềm vào và đảo đều đến khi xém cạnh. Rắc thêm tỏi phi lên trên ta đã có ngay món gân bò dai giòn sần sật thấm đầy mùi tỏi cháy. Ngoài ra tỏi còn giúp cho cơ thể hấp thụ collagen từ gân bò một cách triệt để nhất.


Ngoài ra bạn còn có thể chế biến rất nhiều món ăn từ gân bò. 

5 món gân bò ngon không kém và hướng dẫn cách làm

1. Gân bò xào tứ vị

Nguyên liệu:

100g gân bò, 50g nấm hải sản, 50g nấm đông cô, ớt chuông xanh đỏ mỗi loại nửa trái, 1/2 củ hành tây trắng, một nhánh gừng nhỏ, 1/2 muỗng cà phê hành tím băm; dầu ăn.

Gia vị: một muỗng cà phê hạt nêm, một muỗng xúp dầu hào, một muỗng cà phê nước tương, 1/2 muỗng cà phê đường.

Thực hiện:

- Gân bò mua về sơ chế thật sạch, luộc trong nước có ít gừng đập giập và ít muối. Khi gân mềm, vớt ra, cho ngay vào nước lạnh, xắt miếng vừa ăn.

- Nấm đông cô ngâm trong nước ấm, bỏ chân, vắt ráo nước cho bớt mùi hôi. Nấm hải sản rửa sạch, để nguyên.

- Ớt chuông bỏ hạt, xắt miếng vừa ăn. Hành tây bóc vỏ, cắt theo chiều dọc, giã nhuyễn một ít gừng.

- Bắc chảo dầu lên bếp, phi thơm hành tím băm, gừng, cho gân bò vào xào, nêm hạt nêm, dầu hàu, nước tương, đường, kế tiếp cho nấm, ớt chuông, hành tây, xào trên lửa lớn. Khi mọi nguyên liệu đã chín, tắt bếp, nhắc xuống.

2. Gân bò xào thập cẩm

Nguyên liệu:

200g gân bò, 2 quả ớt chuông đỏ, 200g bông cải xanh, 150g ngô non, 2 cây hành lá, 10g tỏi băm.

Gia vị: tiêu, đường, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn.

Thực hiện:

- Bông cải xanh tách nhỏ, rửa sạch. Đun nóng 500ml nước, cho bông cải và ngô non vào chần, vớt ra, ngâm vào nước lạnh. Ớt chuông bỏ hạt, thái miếng 2x3 cm. Gân bò rửa sạch, thái khúc 5cm, luộc chín.

- Phi thơm tỏi với 2 thìa súp dầu ăn. Cho gân bò, ớt chuông, bông cải, ngô non vào đảo đều. Nêm 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà-phê đường, 2 thìa cà-phê hạt nêm. Nấu thêm 3 phút, tắt bếp. Cho hành lá thái khúc vào. Múc gân bò xào ra đĩa, rắc 1/3  thìa cà-phê tiêu.

3. Gân bò xào sả

Nguyên Liệu:

Xương sườn bò: 1/2 kg, chặt nhỏ. Bò filet: 300gr (để đông lạnh 50%). Gân bò: 200gr. Sả: 5 cây. Rau ôm + ngò gai + hành tây. Gia vị: muối, bột nêm bò, đường, ớt bột, hành tỏi băm. Bánh tráng mè nướng vàng: 1 cái lớn

Thực hiện:

- Ngâm xương bò trong nước pha muối khoảng nửa giờ, vớt ra trụng nước sôi, để ra rổ.

- Nấu nồi nước nóng, nêm chút muối, đập dập 1 củ gừng và 3 cây sả, cho vào hầm chung với xương và gân bò. Khi đun, canh chừng vớt bọt liên tục và hầm cho đến khi xương gân đều mềm. Nêm vừa miệng.

- Bằm nhuyễn phần trắng củ sả. Bắc 1 chảo nhỏ, cho 2 muỗng canh dầu ăn, đun nóng vừa, cho sả băm vào tao hơi vàng, cho tỏi băm và ớt bột vào tao chung, vừa đủ thơm, nhấc ra đổ lên mặt nồi nước bò hầm.

- Filet bò để đông lạnh không cứng quá, dùng dao xắt mỏng, bày ra đĩa, trang trí hành tây cắt mỏng, hành lá…

- Cho nước lèo vào lẩu hoặc nồi trên bếp điện hoặc nấu sôi, nhúng tái thịt bò dùng chung với sườn và gân bò, cùng với các loại rau thơm và gia vị. Có thể ăn với bánh tráng mè hoặc bún.

4. Gân bò xào nấm đông cô

Nguyên liệu:

- Gân bê: 250g
- Cải thìa: 100g
- Nấm đông cô: 50g
- Gia Vị: nước tương, đường, bột ngọt, dầu hào, dầu ăn, tiêu, rau ngò.

Gân bê xào nấm đông cô là món ăn ngon được nhiều người yêu thích, nhất là người Miền Nam. Món có cách làm đơn giản nhưng khi chế biến các bạn cần lưu ý gân bê vẫn giữ được độ giòn mà không bị dai.

Thực hiện:

- Gân bê sơ chế thật sạch, thái miếng vừa ăn và hầm mềm (nên hầm gân bê bằng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian cũng như không bị mất chất dinh dưỡng). Nấm đông cô ngâm nước cho mềm sau đó rửa sạch, cắt bỏ chân. Gân bê hầm xong cho vào chảo dầu nóng xào cùng nấm đông cô và nêm nếm gia vị vừa ăn.

- Cải thìa rửa sạch, trần qua nước sôi, sau đó ngâm nước lạnh khoảng 5 đến 10 phút để cải giữ màu xanh đẹp mắt; vớt ra, để ráo, chẻ đôi những cây lớn. Xếp rau cải xung quanh đĩa rồi cho hỗn hợp gân bê xào nấm đông cô vào giữa, trang trí với rau ngò, ớt.

- Dùng nóng với nước tương vì nếu để nguội gân bê sẽ bị dai. Món thích hợp với các bữa nhậu.

5. Gân bò trộn tam sắc

Nguyên liệu:

- 500g gân bò
- 1 củ cà rốt, 200g củ cải trắng, 400g cải xanh
- Sốt: 1 thìa cà phê tỏi phi dầu,
- 1 thìa cà phê dầu ớt,
- 1 thìa súp kem tươi,
- 2 thìa súp nước cốt me,
- 1 thìa cà phê tỏi băm,
- 2 thìa súp húng cây thái nhỏ, muối tiêu.

Thực hiện:

- Gân bỏ rửa thật sạc, cho vào nồi áp suất hầm khoảng 30 phút cho mềm, vớt ra xả nguội, thái miếng vừa ăn, xóc với chút muối tiêu. Cà rốt, củ cải trắng thái quân cờ, hấp chín. Cải xanh lấy phần cọng, thái khúc 4 cm, chần sơ, xả nguội, để ráo.

- Làm nước sốt: Cho các nguyên liệu làm sốt vào bát, khuấy tan

- Cho gân bò, củ cải trắng, cà rốt, cải xanh vào thố, rưới nước sốt, trộn đều, nếm vừa miệng. Bày món ăn ra đĩa. Dùng ngay, dọn kèm muối tiêu.

Hướng dẫn làm bánh rán phô mai Ponchiki giòn tan ngon lành. Là một món bánh có nguồn gốc từ Nga với tên Ponchiki Bánh Ponchiki có vỏ ngoài...

Hướng dẫn làm bánh rán phô mai Ponchiki giòn tan ngon lành. Là một món bánh có nguồn gốc từ Nga với tên Ponchiki
Bánh Ponchiki có vỏ ngoài vàng giòn, bên trong thơm béo vị phô mai rất hấp dẫn đó...

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh rán phô mai Ponchiki

- 450g phô mai
- 3 quả trứng
- 150g đường
- 10ml vanilla
- một nhúm muối
- 200g bột
- 5g baking soda
- đường bột (để trang trí)

Hướng dẫn cách làm bánh rán phô mai

Bước 1:
- Đầu tiên, ta sẽ chuẩn bị phần dầu rán bánh nhé! Đổ dầu vào nồi sâu lòng và đun nóng.
- Cùng lúc đó, bạn cho phô mai tươi, trứng, đường, muối, tinh chất vanilla vào thố lớn và trộn đều.


Bước 2:
- Trong 1 chén khác, bạn trộn bột với baking soda rồi từ từ cho vào thố hỗn hợp ở trên.

Bước 3:
- Tiếp tục trộn hỗn hợp cho thật đều.

Bước 4:
- Dùng 2 chiếc thìa nhỏ để múc và viên tròn viên bột cho vào trong chảo dầu.

Bước 5:
- Lần lượt làm cho đến hết chỗ bột
Bước 6:
- Bạn chiên cho đến khi viên bánh chín vàng đều là được
Vớt bánh ra để lên giấy thấm dầu cho ráo dầu là có thể thưởng thức rồi!
Rắc thêm đường bột lên bánh để tăng thêm hương vị nào!


 Sau khi chiên vàng lên và chúng ta có được thành quả món bánh rán phô mai Pochiki nóng hổi ngon lành, dể tự thưởng cho mình và đãi cho gia đình bạn bè món ngon này nhé.
Hướng dẫn làm bánh rán phô mai Ponchiki

Nguồn kenh14

Hướng dẫn cách làm bánh chưng ngày lễ tết Gói bánh chưng và luộc bánh chưng là hai khâu quan trọng nhất trong quá trình làm bánh chưng. Các...

Hướng dẫn cách làm bánh chưng ngày lễ tết
Gói bánh chưng và luộc bánh chưng là hai khâu quan trọng nhất trong quá trình làm bánh chưng. Cách gói bánh chưng làm sao để vuông vắn, cách luộc làm sao để bánh có màu xanh tự nhiên là nhưng kỹ thuật không phải ai cũng biết… Những kỹ thuật sau đây sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Hướng dẫn cách làm bánh chưng ngày lễ tết

CÁCH GÓI BÁNH CHƯNG

* Nguyên liệu làm bánh chưng

– Lá dong gói bánh chưng, chọn loại lá bánh tẻ

– Lạt giang dẻo,chọn đoạn giang gióng dài, khi gói cuộn không bị gãy

– Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới

– Đỗ xanh, đỗ mới, bở, vàng, đẹp , đồ chín và nghiền nhỏ.

– Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày.

– Gia vị: Muối, hạt tiêu

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT

 * Chuẩn bị nhân đỗ xanh, thịt, lá, gạo:

Bước 1: Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng với nước ấm. Đãi sạch vỏ và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín. Đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu . Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.

Bước 2: Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm (chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, không ngâm lâu sẽ làm gạo bị chua và bở).Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó xóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối

Bước 3: Khi mua lá dong về cho vào nước rửa sạch. Nếu không rửa sạch sẽ thì dẫn đến bánh nhanh hỏng. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đó cắt phần sống lá Lưu ý, khi cắt sống lá, không cắn sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá.

Bước 4: Thái thịt miếng to bản, dày khoảng 2cm, dài khoảng 5cm – 6cm rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt. Gạo, nhân đã chuẩn bị đầy đủ.

#1. Cách gói bánh chưng không cần dùng khuôn 

Bước 1: Khi gói bánh chưng, xếp 4 lá vuông góc như trong hình, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).

Bước 2: Cho khoảng 1 bát gạo vào giữa lá dong.

Bước 3: Lấy một nửa nắm đỗ xanh nhấn nhẹ để phần đỗ xanh trũng xuống, rồi đặt một miếng thịt vào giữa phần đỗ xanh sau đó, úp nửa phần đỗ xanh còn lại (cũng được ấn nhẹ cho trũng xuống) lên miếng thịt. Nặn nhân sao cho phần đỗ xanh bao kín gần hết miếng thịt. Đặt nhân lên trên phần gạo.

Bước 4: Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân và dùng tay san đều sao cho gạo phủ kín nhân.

Bước 5: Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa).

Sau đó, phần gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.

Bước 6: Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, chị em cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước – cách gói bánh chưng ngon.

Hướng dẫn chi tiết cách gói bánh chưng đẹp đón Tết Sau khi buộc xong, dùng tay ấn 4 phía của bánh để bánh được chặt.Tiếp theo là làm động tác giỗ bánh xuống bàn để bánh được thêm chắc. Thử lắc bánh, nếu còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt.

#2. Cách gói bánh chưng bằng khuôn

– Đầu tiên là phải có khuôn gỗ chuyên dùng gói bánh chưng. Khuôn gỗ phải hình vuông, không đáy, không nắp tùy theo kích cỡ bánh bạn muốn thành phẩm.
– Bánh chưng gói khuôn quan trọng là cách xếp lá và cách bẻ mép lá cho khéo thì bánh ra rất đẹp. Gói khuôn sẽ cần 6 lá cho 1 bánh.
– Lá dong sau khi đã được lau sạch, tước bỏ sống lá dong thì cắt bỏ gốc lá và đầu lá sao cho khi gấp đôi lá lại sẽ có chiều dài bằng với chiều dài khuôn.
– Lá dong sau khi cắt, các bạn gấp đôi theo chiều dọc
– Sau đó lại tiếp tục gấp đôi theo chiều ngang
– Xếp 2 sợi lạt gói bánh thành hình chữ thập rồi cho khuôn bánh lên.Cầm lá dong cho vào 1 bên cạnh khuôn

Hướng dẫn chi tiết cách gói bánh chưng đẹp đón Tết

– Mở lá ra theo chiều dọc, cho mép lá kia sát cạnh khuôn cùng bên. Lá sẽ tạo thành 1 góc vuông
– Phần mép lá nằm phía dưới thì bẻ mép 2 cạnh lá dong lại, tạo thành hình tam giác ở dưới đáy
– Dùng 1 lá dong khác lặp lại như vậy với góc khuôn đối diện
– Dùng thêm 2 lá dong cho vào hai góc còn lại, 2 lá này khi cho vào phần mép phía dưới không cần bẻ mép lá thành hình tam giác nữa mà mở hẳn ra. Mở ra để tạo thành đáy cho nếp lên trên
– Dùng thêm 1 lá dong không cần xếp cho hẳn vào trong khuôn. Mục đích là tạo nên 1 lớp đáy bánh được chắc chắn, khi nấu bánh chưng lâu, bánh sẽ không bị xì ra
– Cho gạo nếp, đậu xanh, thịt ướp lên lá
– Trên cùng là lớp gạo nếp và thêm 1 lá đậy hẳn lên trên nếp. Xếp các mép lá dong thừa lại cho gọn, xếp 2 bên rồi xếp lại lần nữa. Lấy khuôn ra khỏi bánh ( cách dễ nhất là nhấc khuôn ra và kéo khuôn đeo vào tới khuỷu tay, khi bánh cột 1 sợi lạt rồi thì mới cho khuôn ra ngoài hẳn).

– Cột 3 lạt ngang bánh

– Cột thêm 2 lạt nữa là thành bánh chưng như trong hình, về hình dáng khi gói bánh bằng khuôn lúc nào nhìn cũng đẹp hơn là không gói khuôn.

HƯỚNG DẪN CÁC LUỘT BÁNH CHƯNG


Cách luộc bánh chưng như thế nào chắc hẳn ai cũng biết, nhưng cách luộc bánh chưng xanh tự nhiên mà không cần dùng bất cứ loại hóa chất nào thì không hề dễ chút nào. Để luộc bánh chưng xanh và đẹp trong ngày tết các bạn hãy làm theo cách dưới đây sau đây nhé.

Để giữ màu xanh cho bánh, hãy làm những cách sau:

– Dùng nồi tole để nấu bánh. Nồi tole cũng tạo môi trường kiềm bên trong để giữ được màu xanh cho bánh.
– Khi nấu cho vào một ít thuốc tiêu NaHCO3, cũng như khi luộc rau cho một ít thuốc tiêu vào để giữ màu xanh.
Gạo nếp ngâm trước 1 đêm, được trộn với nước lá riềng xanh mướt
– Một số nơi ở miền Trung, trước khi gói bánh tét, người ta ngâm nếp qua nước tro. Nước tro cũng là môi trường kiềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong.
– Dùng lá giềng (riềng) giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân và lại có một mùi thơm rất đặc biệt nữa.
– Ngâm nếp trong nước dứa từ 1 đến 3 giờ hoặc vắt chanh vào nếp trước khi gói, như vậy bánh sẽ mau chín hơn. Nhưng không nên ngâm lâu vì nếp có thể bị rã thành bột.
Để có bánh chưng, bánh tét ngon thì phải chỉn chu và công phu từ khâu chọn lá, chọn nếp, đậu, thịt heo đến khâu nấu bánh:
– Lá mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước, xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh còn phải chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.
– Nếp phải được đãi thật sạch qua hàng chục nước đến khi nào nước trong mới thôi. Làm như vậy để rửa trôi hết bụi cám bám quanh hạt nếp đi, bánh sẽ trong và lâu bị chua.
Lá gói còn lại thì lót xuống đáy nồi và xung quanh
– Khi nấu bánh, dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.
– Khi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.
– Đối với bánh chưng, khi nấu xong phải có công đoạn ép nước, còn bánh tét thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh.

TAGS

forum ẩm thực hướng dẫn nấu ăn diễn đàn ẩm thực món ngon tin ẩm thực bánh tráng miệng ngon hình ảnh món ăn hướng dẫn cách làm món tráng miệng bên lề cafe cách làm hướng dẫn làm bánh món ăn hằng ngày món ăn ngon từ rau muống rau muống thế giới cafe thức uống đối ẩm 2016 Làm đẹp bài học thành công bài thuốc hay từ chuối bánh gato bí quyết thành công bún mắm chuối chuối hột chặt thịt gà nguyên con cupcake cà phê cá chết cá diếc kho tiêu cá giò kho thịt cá kho dưa cải cá linh kho tương các kho lá chè xanh các loại cafe cách luộc rau muống cách làm bánh cách làm bánh chưng cách làm bánh cupcake cách làm gỏi cách làm mức cách pha cafe câu hỏi thành công cây chuối cảm nhận dưa hấu gân bò cháy tỏi gân bò hấp gừng gân bò muối cốm gỏi hình ảnh món trái cây tráng miệng hướng dẫn hướng dẫn cắt thịt gà hướng dẫn kho cá hướng dẫn làm bánh cupcake hướng dẫn làm món tráng miện hướng đẫn làm gỏi hải sản làm bánh cupcake làm bánh sinh nhật làm món tráng miệng làm mức dứa làm mức khóm làm mức thôm mâm ngũ quả mâm ngũ quả là những quả nào món chay món ăn ngon món ăn ngon bổ rẻ món ăn ngày 8-3 món ăn ngày tết món ăn từ thịt gà mẹo chặt thịt gà mẹo lọc thịt gà ngao ngày quốc tế phụ nữ ngêu quán cafe độc đáo thơ thơ hay ngày phụ nữ thưởng thức cafe tin về việc cá chết ở các tỉnh miền trung trình bày món ăn đẹp tép mỡ tết nguyên đáng ý nghĩa mâm ngũ quả đặc sản miền tây đặc sản tây nam bộ địa điểm bắn pháo hoa địa điểm quán cafe ẩm thực cho ngày phụ nữ