Showing posts with label tin ẩm thực. Show all posts
Showing posts with label tin ẩm thực. Show all posts

Nhận định của 3 nhà khoa học về cá chết ở miền trung Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau đ...

Nhận định của 3 nhà khoa học về cá chết ở miền trung

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.



Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước... có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết .

Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ.

Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được.

Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh.

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể đưa ra nguyên nhân cá chết do nhiễm độc kim loại nặng.

Trường hợp 1: Nhiểm độc kim loại nặng (KLN)

Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như KLN và kể cả chất phóng xạ.

Theo thiết kế của khu công nghiệp, cổng xả thải được đặt ở vị trí 1,5 km ngoài khơi, nơi được cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của nước biển.

Tuy nhiên, đối với các KLN như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 litter nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA -Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu litter nước đủ nguy hại đến cá).

KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất nhiều cá ở tầng đáy.

Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá sống ở lớp nước mặt.

Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa KLN chìm xuống dưới làm chết các loại cá và sinh vật dưới đáy biển.

Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO43-) tăng cao đột ngột.

Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”

So sánh đá ở khu vực Vũng Áng và đá phosphorite


Nước thải từ Formosa

Đá ở khu vực Vũng Áng rất giống loại đá phosphorite: có lỗ nhỏ và màu ngả vàng.

Ta có thể thấy nước thải của Formosa có màu vàng, rất giống với màu đặc trưng của nước thải khi khai thác phosphorite.

Cấu trúc của đá phosphorite điển hình thường có chứa gốc iôn kim loại nặng và PO43-


(Một số ít ion bạc trong cấu trúc này có thể được thay thế bởi các loại kim loại nặng khác nhau). Khi khai thác đá phosphorite sẽ giải thoát một lượng lớn PO4, ion Ag cũng như một số kim loại nặng vào nước thải.

Phosphoric acid là một acid yếu do đó với lượng lớn PO4 3- ion, theo nguyên tắcchuyển dịch cân bằng Le Chatelie, chiều phản ứng sẽ bị đẩy ngược để tạo nhiều OH ion hơn và do đó nâng cao độ pH của nước.

Theo nghiên cứu của Salamon, chỉ cần 0.1 ppb (part per billions) lượng ion bạc là đủ giết cá. 0.1 ppb tương đương với 1 g cho 10 triệu litter nước (hệ số biến đổi: 1 ppb = 1 g/1 triệu L).

Trường hợp 2: Nhiễm độc bởi cyanide

Trong kỹ thuật khai thác mỏ kim loại, NaCN thường dùng để chiết xuất vàng và các kim loại quí hiếm.

Thí dụ trong trường hợp chiết xuất vàng từ quặng, NaCN giúp biến vàng thành chất có thể tan trong nước theo phản ứng sau và đồng thời sản xuất NaOH, một bazơ mạnh theo phương trình sau:

4 Au + 8 NaCN + O2 + 2 H2O → 4 Na[Au(CN)2] + 4 NaOH

NaCN là một loại muối rất dễ tan trong nước. Do đó nếu không kết hợp với kim loại thì ion cyanua sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải.

Vì phản ứng hóa học thải ra NaOH do đó nồng độ pH của nước sẽ tăng phù hợp với báo cáo của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế.

Ion Cyanua (CN-) tan trong nước là một chất cực kỳ độc. Nó làm hệ thống hô hấp của động vật mất chức năng tiêu thụ oxy. Nồng độ IDLH của CN là 25 g/ 1 triệu L.

Tuy không độc bằng KLN nhưng với lượng lớn cyanua cũng có thể gây cá biển chết hàng loạt.

Khu vực miền Trung được biết có nhiều mỏ vàng. Do đó khả năng chất thải có từ việc khai thác vàng và kim loại quí hiếm cũng không phải là thấp

(Xem hình 2- so sánh nước thải của Formosa và nước thải từ quá trình khai thác vàng)

Tác hại có thể dự đoán trên diện rộng của sự việc ở Vũng Áng

Khi cống thải được đặt ở 1,5 km xa bờ biển thì cột nước thải có thể dài vài chục đến cả trăm mét.

Dòng hải lưu nơi đó đủ mạnh để phát tán chất độc trong diện rộng từ vài trăm đến ngàn km dễ dàng và nhanh chóng. Thực tế cho thấy tác hại đã lan ra trên 250 km bờ biển.



Cột nước thải và sơ đồ vùng biển nhiễm độc

Theo lí thuyết, những chất này nếu là KLN thì tác hại của nó có thể là khôn lường và rất khó ước đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng.

Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài.

Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại đến sức khỏe và mưu sinh của dân chúng trên diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên cả nước chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng.

Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm KLN từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lí không hề dễ dàng.

Một vài ví dụ đau thương được ghi nhận về nhiễm độc KLN:



Nạn nhân bị nhiễm bệnh Minamata

Bệnh Minamata là đại thảm họa môi trường của Nhật-như cái giá phải trả cho việc quá nôn nóng phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường.

Từ năm 1932-1968, công ty Chisso (Nhật) sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo.

Methyl thủy ngân là chất kịch độc, độc đến nỗi chỉ vài giọt rơi vào da có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức.

Trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân được sinh ra và đổ thẳng xuống vịnh Minamata mà không qua bất kì một sự xử lý nào.

Thủy ngân phát tán trong môi trường nước, bám vào phù du và lắng xuống bùn. Cá hấp thụ oxy trong nước qua mang cá, tích lũy thủy ngân trong cơ thể.

Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng thủy ngân đáng kể trong cơ thể.

Khi đi vào trong cơ thể người, thủy ngân tấn công thẳng vào hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết, và các cơ.

Thủy ngân làm con người trở nên loạn trí, các khớp xương bị co rút, dẫn đến biến dạng cơ thể.

Người mẹ nhiễm thủy ngân sẽ đẻ con ra quái thai, dị dạng hoặc bị nhiễm bệnh Minamata bẩm sinh. Hậu quả là hơn 17 000 người dân phải gánh chịu căn bệnh này suốt hơn 60 năm.

Tác hại của việc khai thác KLN cho môi trường có thể biểu hiện trực quan hơn ở chung quanh khu vực nhà máy khai thác KLN ở Baotou, Trung Quốc năm 2012 súc vật bị chết do nhiễm khí độc.

Ngay cả cây ăn trái cũng èo uột và trái có mùi hôi thối.

Nếu là NaCN thì sao?

Tuy tính độc hại lâu dài của cyanua không tàn khốc như KLN, chất độc này có thể phá hủy hệ thần kinh và bộ phận hô hấp, thay đổi hồng cầu.

Người bị nhiễm độc rất khó thở và dễ bị chảy máu mũi. Những triệu chứng này không phù hợp lắm với triệu chứng tìm thấy ở những người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc báo chí đã đưa thời gian gần đây.

Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?

Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng. Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc.

Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là KLN thì hệ quả lớn hơn nhiều.

Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là những loại sinh vật sống sát đáy.

Những độc tố này tồn dư, tích luỹ qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng thải KLN hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên.

Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thuỷ ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến 95%.

Ngay cả lí do lần này không liên quan đến KLN thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nếu những chất độc này đã gây ngộ độc cho một số người ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Kì Anh), thì có thể thấy rõ tác hại của nó.

Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.

Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc).

Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.

Không đưa ra lời cảnh báo để tránh việc chặn đi đường sống của hàng triệu dân nghèo?

Cũng có một vài ý kiến cho rằng, khi chưa có bằng chứng cụ thể chúng ta không đưa ra nhận định để tránh làm mất đi nguồn sống của người dân hay làm nhân dân hoang mang.

Theo chúng tôi đây là một nhận định hết sức sai lầm. Khoa học ngoài việc tìm ra bằng chứng còn có chức năng dự báo để đề phòng trường hợp xấu nhất.

Chúng ta đề phòng trường hợp xấu nhất nhưng mong đợi vào tình huống khả quan nhất.

Nếu chúng ta không cảnh báo kịp thời, hậu quả sẽ lan nhanh, sâu và rộng hơn cho cộng đồng đến mức độ không còn khả năng kiểm soát được.

Như ví dụ trên: vụ nhiễm độc Minamata cũng được phát hiện nhờ vào lời cảnh báo của viện trưởng Hosokawa của bệnh viện Kumamoto khi nghi ngờ nhiêm độc thủy ngân hữu cơ của các bệnh nhân.

Tại thời điểm đó, sự việc như này chưa hề có tiền lệ trước đó.

Chúng ta đi sau nên học những bài học của người đi trước để tránh sai lầm. Hơn nữa việc chúng ta được cảnh báo là để chúng ta biết và đề phòng chứ không hề vì thế mà sợ hãi.

Những phát ngôn thiếu trách nhiệm

Thời gian gần đây nhiều cơ quan chức năng nhà nước đưa ra kết luận “nguyên nhân cá biển chết hàng loạt là do độc tố”.

Về điều này, một người dân không có hiểu biết về khoa học cũng có thể kết luận được, đặc biệt là những nạn nhân trúng độc phải cấp cứu do ăn đồ biển ở khu có cá chết.

Có ba nguyên nhân cá biển chết hàng loạt:

1) báo hiệu sắp có thiên tai từ động đất hay núi lửa ở thềm lục địa (điều này xưa nay chưa bao giờ xảy ra ở Việt Nam),

2) có sự thay đổi lớn về số lượng vi sinh vật trong vùng nước (hiện tượng nước nở hoa, hay dịch bệnh);

3) chất kịch độc do con người thải ra trong nước biển. Kết luận của cơ quan chức năng chỉ khẳng định rằng chúng ta sẽ không có thiên tai.

Điều 90 triệu dân Việt cần biết từ cơ quan chức năng là xác định cá chết và người dân bị ngộ độc là do hóa chất gì để cộng đồng khoa học có thể hổ trợ tìm phương án giải quyết.

Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo”.

Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân Việt Nam. Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì?

Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?

Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi.

Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.

Kết luận

Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là thảm họa khôn lường và lâu dài.

Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này.

Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức.

Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc thủ phạm bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế.

Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác.

Nếu các bạn cần tư vấn thêm về cách xử lý nước hoặc trao đổi về các kết quả nhận được có thể gửi email cho chúng tôi.

Nếu có điều kiện hãy dùng máy lọc để lọc nước trước khi dùng kể cả đó là nguồn nước sinh hoạt.

Đồng thời chúng ta cũng nhanh chóng phổ biến đến người dân, để nhân dân an tâm, có biện pháp đề phòng và cũng cần đề phòng các lực lượng mê tín dị đoan lợi dụng hiện tượng này để tung tin đồn nhảm và trục lợi.

Hơn lúc nào hết người dân cần tự mình trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình.

ThS. Trần Thị Thanh Thoả (Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản)
Thiều Mai Lâm (Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ)
GS.TS. Trương Nguyện Thành (Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ)
Theo ThS Trần Thị Thanh Thoả - Thiều Mai Lâm - GS.TS Trương Nguyện Thành
Theo http://cafebiz.vn/vu-ca-chet-nhan-dinh-rung-minh-cua-3-nha-khoa-hoc-vn-o-nuoc-ngoai-20160427100049031.chn

Hình ảnh ngêu chết hàng loạt ở Hà Tĩnh, vì nhiễm độc, nhiềm hộ mất trắng ở các tỉnh miền trung, hải sản nghêu sò ốc cá chết hàng loạt vì nh...

Hình ảnh ngêu chết hàng loạt ở Hà Tĩnh, vì nhiễm độc, nhiềm hộ mất trắng ở các tỉnh miền trung, hải sản nghêu sò ốc cá chết hàng loạt vì nhiễm độc.

Người nuôi ngao tại xã Kỳ Hà (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng vì ngao chết, sau sự cố cá chết hàng loạt ở khu vực ven biển miền Trung.

Những hộ nuôi ngao thôn Bắc Hà (xã Kỳ Hà, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, sau khi xuất hiện sự cố cá chết hàng loạt, những con ngao nằm sát biển cũng dần bắt đầu chết trắng đầm.

Bà Đậu Thị Thanh có diện tích nuôi ngao 1,5 ha. Số tiền bà Thanh bỏ ra để mua ngao giống từ tỉnh Thái Bình, Nam Định lên tới 180 triệu đồng song hơn 10 ngày nay, ngao này bỗng há miệng trắng xóa. "Chúng tôi phải đặt sổ đỏ để vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi, hiện tại chúng tôi trắng tay và cũng không có khả năng trả nợ", bà Thanh than thở.

Khu vực này chỉ có 5 hộ dân thôn Bắc Hà (thuộc xã Kỳ Hà, Kỳ Anh) nuôi ngao với diện tích gần 10 ha. Người dân ước tính, hơn 10 tấn ngao đã chết trắng, nhiều đầm nuôi số lượng chết lên tới 90%.

Bà Hà Thị Lịch nuôi trồng ngao tại đầm hơn 10 năm nay, nhưng chưa có năm nào bị tình trạng này. Cả gia đình có 8 nhân khẩu trông chờ vào đầm ngao, nhưng giờ họ không còn gì. Số tiền bà Lịch bỏ ra mua giống thả xuống đồng lên tới 150 triệu đồng.

Ngày 26/4, nhiều hộ dân đi nhặt vỏ ngao để làm sạch đầm. Số người khác tranh thủ vớt những con ngao còn sống về để cho gia súc ăn.

Từ chỗ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, nhiều gia đình bỗng trở nên trắng tay.

Nhiều gia đình tự đi nhặt vỏ ngao hoặc thuê nhân công lên tới 200.000 đồng một ngày.

Cách đây 6 ngày, người dân tại Kỳ Hà cho biết, khi họ ra đầm thăm ngao, lúc về toàn bộ phần chân bị ngâm dưới nước phồng rộp, sưng tấy. Một số con ngao còn sống khi bóc ra xuất hiện màu đen phía trong.

Cảnh tượng ngao chết trắng đầm, kèm theo những con hàu biển trôi dạt vào bờ khiến người chứng kiến cảm thấy chua xót.

Người dân cho biết, họ nhặt ngao về nhưng không dám ăn vì sợ độc tố làm ngao chết vẫn còn bên trong.

Cả buổi sáng, bà Hà Thị Thập nhặt được 5 kg ngao nhưng khi mang ra chợ bán không ai dám mua. 

Những người có kinh nghiệm cho biết, nuôi ngao thích hợp nhất là dưới các cồn cát có nước. "Đây là tháng buôn bán ngao tốt nhất trong năm, còn nếu để tháng 9, mùa nước lên, chúng tôi không thể lấy", anh Phạm Xuân Phương chua xót chia sẻ. 

Không chỉ có ngao, nhiều loài khác như hàu, ốc cũng chết trôi dạt vào bờ biển xã Kỳ Hà.

Vỏ ngao được nhặt lên và vứt bừa bãi dọc triền đê. Hiện tại xã Kỳ Hà, Kỳ Lợi, Kỳ Phương (Kỳ Anh, Hà Tĩnh)... là một trong những nơi bị thiệt hại nặng nhất sau sự cố cá chết.

Khu vực nuôi ngao (vòng tròn đỏ) của người dân xã Kỳ Hà (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ảnh:Google map.

Nguồn: http://news.zing.vn/ngao-chet-trang-dam-o-ha-tinh-nguoi-nuoi-mat-tram-trieu-post645170.html

Xuất hiện cá chết ở Đà Nẵng - Lăng Cô - Cù Lao Chàm, hậu quả hệ sinh thái như thế nào sau vụ cá chết ở miền trung. Sáng nay nhiều ngư dân ...

Xuất hiện cá chết ở Đà Nẵng - Lăng Cô - Cù Lao Chàm, hậu quả hệ sinh thái như thế nào sau vụ cá chết ở miền trung.

Sáng nay nhiều ngư dân ở Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) và Đà Nẵng, Quảng Nam phát hiện cá chết trôi dạt vào bờ biển. Nhà chức trách đang đi xác minh vụ việc và tìm hiểu nguyên nhân.

Tại Đà Nẵng, sáng 27/4, một số người dân và du khách đi tắm biển Phạm Văn Đồng và T18 (quận Sơn Trà) thấy một số xác cá chết bị sóng đánh dạt vào bờ cát. Theo phản ánh của anh Tịnh (một du khách) những con cá này to bằng bàn tay người lớn, đã bốc mùi hôi thối. Ở cạnh 2 con cá mới chết là những xương cá đã bị thối rửa.

Lãnh đạo Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết những ngày qua cũng có rải rác cá chết dạt vào bờ. Ngay trong sáng nay, công nhân môi trường đã đi thu gom xác cá bỏ vào thùng rác.

Cá chết xuất hiện ở biển Đà Nẵng. Ảnh: T.Đ

Trước đó, tối 26/4, một số du khách đi tắm biển cũng phát hiện 2 xác cá chết trôi dạt ở bãi tắm T18. Những người này đã chụp lại ảnh, đăng lên trang Facebook Quản lý đô thị Đà Nẵng.

Theo Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng, sau khi xuất hiện thông tin cá chết ở biển Đà Nẵng, đơn vị đã cử người đi xác minh, lấy mẫu nước để xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.

Ông Lưu Quang Khánh, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Đà Nẵng, cho biết những ngày qua một số bãi biển xuất hiện cá chết. Người dân vì lo lắng nên đã thông tin đến Chi cục Thủy sản đề nghị kiểm tra. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này chưa chắc chắn những con cá trên chết là do nguồn nước nhiễm độc tố.

“Chúng tôi đã kiểm tra bờ biển từ Ngũ Hành Sơn đến Sơn Trà, biển khu vực quận Liên Chiểu và đúng là có cá chết. Đây là những con cá nhỏ, đã chết lâu ngày. Chi cục xác định là cá bị thương do vướng lưới nên chết", vị này nói.

Ảnh: T.Đ

Cũng trong sáng nay, làng chài ở thị trấn Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cũng xuất hiện hàng chục con cá to bằng bàn tay chết nổi trên mặt nước. Theo phản ánh của người dân địa phương, tình trạng này xuất hiện 2 hôm nay. Ở một số lồng bè, tình trạng cá chết cũng đã diễn ra.

"Chúng tôi rất lo lắng vì hiện tượng cá chết có nguy cơ làm gia đình chúng tôi trắng tay", một người nuôi cá lồng bè ở thị trấn Lăng Cô lo lắng.

Còn tại xã đảo Cù lao Chàm (Quảng Nam), tình trạng cá chết cũng đã xuất hiện trong 2 ngày qua. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch UBND xã Tân Hiệp (TP Hội An) cá chết là do ngư dân lén lút nổ mìn chứ không phải do độc tố.

Ca cá to bằng bàn tay chết trên biển Đà Nẵng. Ảnh: Đ.T

Phóng viên Zing.vn đã nhiều lần gọi điện với những người có trách nhiệm với 3 địa phương trên để xác thực thông tin. Tuy nhiên, nhà chức vẫn chưa hồi âm về vụ việc.

Trong khi đó, Lăng Cô, Đà Nẵng và Cù Lao Chàm là 3 địa điểm nổi tiếng trong tam giác du lịch trọng điểm của miền Trung. Vào mùa du lịch, các nơi này thu hút hàng nghìn lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Thông tin về cá chết đang gây tâm lý hoang mang cho người dân và du khách.

Lo hệ sinh thái biển bị hủy diệt sau vụ cá chết 

Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nguyễn Tác An cho rằng cá chết hàng loạt mới là hiện tượng bề nổi, lo ngại nhất là hệ sinh thái vùng biển miền Trung bị hủy diệt.

Trước hiện tượng cá đồng loạt chết bất thường từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, Tiến sĩ Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, nặng trĩu âu lo.

Vị chuyên gia này cho rằng, các nước trên thế giới từng ghi nhận hiện tượng cá chết trên biển do tàu chở dầu gặp sự cố.

Tiến sĩ Nguyễn Tác An- Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang. Ảnh: Tư liệu. 

Mối lo ngại lâu dài cho môi trường biển miền Trung

Năm 2007, ở Việt Nam cũng từng xảy ra cá chết trên biển do sự cố dầu tràn. Tuy nhiên hiện tượng cá chết bất thường liên tỉnh, liên vùng biển miền Trung với số lượng lớn là chưa từng thấy từ trước đến nay.

"Thủy sản sống ở mực nước sâu chết đồng loạt dạt vào bờ chứng tỏ hệ sinh thái ở tầng đáy bị tác động mạnh. Độc tố tích lũy lâu dài về thời gian và lan ra không gian rộng lớn mới có thể gây ra cá chết nhiều như vậy", ông An nhận định.

Cá chết bất thường ở vùng biển miền Trung. Ảnh: Quang Tiến.


Cá lớn chết có thể thấy được nhưng còn cá con, trứng cá, các loài sinh vật khác trong lòng biển bị hủy diệt khó thể nhận ra. Độc tố gây cá chết tức thì mới là hiện tượng bề nổi nhưng nguy hiểm hơn về lâu dài, độc tố có thể hủy hoại các ấu thể - gốc gác của hệ sinh thái bị hỏng hết, không thể sinh trưởng được nữa. Đây mới là mối lo ngại lâu dài cho môi trường biển miền Trung sau hiện tượng cá chết hàng loạt.

Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang nhận định về vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung.

Theo ông An, ngoài mối nghi vấn xả thải nhà máy thép của Formosa (Hà Tĩnh), có thể còn một số khu công nghiệp khác ven biển miền Trung xả thải ra biển gây cá chết hàng loạt.

Ông cho rằng, toàn bộ hệ sinh thái ở các khu vực biển có cá chết xem như bị tác động, hủy diệt , phải mất ít nhất hàng chục năm sau chưa chắc khôi phục lại được. Một khi con người sống trong vùng ô nhiễm, độc tố chưa tác động ngay nhưng về dài có thể ngấm ngầm gây ảnh hưởng sức khỏe nhiều thế hệ.

Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học nhấn mạnh, một quốc gia biển trước hết cần phải có biển. Phát triển kinh tế biển quý giá, an ninh chủ quyền biển đảo càng quý giá hơn.
Hệ thống kiểm soát, chế tài thực hiện luật rất yếu

Luật pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam có nhưng thiếu công cụ để thực hiện luật. Chẳng hạn như cho phép Công ty Formosa thải ra biển nhưng thực tế vừa rồi họ xúc thải đường ống lại không kiểm soát được. Như vậy hệ thống kiểm soát, chế tài thực hiện luật rất yếu.

Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang đề xuất xử lý nghiêm vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung

Các nước trên thế giới, các doanh nghiệp muốn xả thải ra biển phải ký quỹ bảo vệ môi trường 20% tổng vốn đầu tư dự án. Việt Nam cũng cần áp dụng như vậy tuân thủ đúng luật biển thì mới bảo vệ được môi trường biển, ông An nhấn mạnh.

Môi trường biển đảo Việt Nam hiện nay đang ô nhiễm báo động. Nếu như trước đây vùng biển nước ta ô nhiễm cục bộ thì vừa qua hiện tượng cá chết đồng loạt đã lan rộng ra cả vùng biển các tỉnh miền Trung ở mức độ nghiêm trọng.

Ông An cũng đề nghị thời gian tới, cơ quan chức năng cần kiên quyết xử lý các tổ chức, doanh nghiệp sai phạm, xả thải gây ô nhiễm môi trường Việt Nam. Chính phủ cần có "sách lược" căn cơ vừa đảm bảo phát triển bền vững các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển vừa bảo vệ được môi trường sinh thái biển đảo quốc gia.

Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) kết luận, cá chết ở Hà Tĩnh do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường”. Những ngày sau đó, liên tiếp các vùng biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch), Quang Phú và Bảo Ninh (TP Đồng Hới), xã Hải Ninh ghi nhận tình trạng cá chết đồng loạt dạt vào bờ biển.

Sau khi có kết quả ban đầu, Sở Nông nghiệp Quảng Bình thống nhất ý kiến với cơ quan cùng cấp Hà Tĩnh xác nhận, nguyên nhân gây cá chết là nguồn nước biển ô nhiễm (có yếu tố gây độc) từ khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lan rộng vào Quảng Bình theo dòng hải lưu Bắc Cực – Xích đạo.

Ngày 24/4, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến Hà Tĩnh thị sát, kiểm tra vùng ven biển thị xã Kỳ Anh, nơi khởi phát của hiện tượng cá chết hàng loạt vừa qua. Phó thủ tướng đề nghị các Bộ ngành phối hợp với các chuyên gia khoa học sớm tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết ở một vùng biển rộng như thời gian vừa qua.

Nguồn: http://news.zing.vn/ca-chet-xuat-hien-o-da-nang-lang-co-cu-lao-cham-post645351.html

Chuối là gì, cây chuối như thế nào, các loại chuối, chuối hột chữa bệnh gì, các bài thuốc dân gian từ cây chuối. CHUỐI LÀ GÌ Chuối là...

Chuối là gì, cây chuối như thế nào, các loại chuối, chuối hột chữa bệnh gì, các bài thuốc dân gian từ cây chuối.

CHUỐI LÀ GÌ


Chuối là tên gọi các loài cây thuộc chi Musa; trái của nó là trái cây được ăn rộng rãi nhất. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó được trồng khắp vùng nhiệt đới.

Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Ở nhiều vùng trên thế giới và trong thương mại, "chuối" là từ thường được dùng để chỉ các loại quả chuối mềm và ngọt. Những giống cây trồng có quả chắc hơn được gọi chuối lá. Cũng có thể cắt chuối mỏng, sau đó đem chiên hay nướng để ăn giống như khoai tây. Chuối khô cũng được nghiền thành bột chuối.

Quả của những cây chuối dại (ở Việt Nam còn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối được buôn bán để ăn thiếu hột (xem Trái cây không có hột) vì đã được thuần hóa lâu đời nên có bộ nhiễm sắc thể tam bội. Có hai loại chuối cơ bản: các dạng chuối tráng miệng có màu vàng và được ăn khi chín, còn các loại chuối nấu được nấu khi còn màu xanh. Hầu hết chuối được xuất khẩu thuộc về loại đầu tiên; tuy nhiên, chỉ khoảng 10–15% tổng sản lượng chuối được xuất khẩu. Hoa Kỳ và các nước trong Liên minh châu Âu nhập khẩu chuối nhiều nhất.

Hình ảnh cây chuối
Hình ảnh cây chuối




CÂY CHUỐI HỘT


Chuối hột (danh pháp hai phần: Musa balbisiana) là loài chuối dại bản địa của Đông Nam Á. Đây là một trong những loài tổ tiên của chuối hiện đại.
Loài này được mô tả lần đầu năm 1820 bởi nhà thực vật học người Ý Luigi Aloysius Colla.
Tại Việt Nam, chuối hột cũng được dùng như một vị thuốc trong đông y.

Hình ảnh quả chuối hột
Hình ảnh quả chuối hột


PHƯƠNG THUỐC DÂN GIAN TỪ CÂY CHUỐI HỘT CHỮA ĐAU LƯNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM


Đây là phương thuốc dân gian giải quyết bệnh đau lưng (Thoát vị đĩa đệm) và tiểu đường, mình đã hỏi nhiều người, đã có người kiểm chứng phương pháp này mà khỏi bệnh.

  • Chọn cây chuối hột có đuờng kính 15cm-20cm, (chưa trổ hoa, kết trái).
  • Cây chuối hột chặt ngang
  • Dùng dao khoét lỗ thân cây chuối
  • Cho chút đuờng phèn vào (nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường).
  • Lấy tô chụp lại chống côn trùng
  • Để khoảng 2 giờ đồng hồ,hay cách đêm càng tốt.
  • Dùng ống hút hút nuớc chuối

Nuớc cây chuối hột tiết ra, quyện với độ ngọt của đuờng phèn cho ra vị ngọt mát sảng khoái khi nuốt vào cổ họng...
Bà con chưa biết nên áp dụng thử, trị đau nhức khớp rất tốt ( nhất là trị thoát vị đĩa đệm).Ngoài ra, còn là bài thuốc hay cho bệnh sỏi thận.

Lưu ý :
  • Bài thuốc trên cũng trị tiểu đường rất hay, nhưng bệnh nhân tuyệt đối không cho đuờng phèn vào như người bị đĩa đệm, mà chỉ uống nuớc chuối tiết ra tự nhiên thôi.
  • Để tiết kiệm và dùng được nhiều lần ta chặt từ ngang cây chuối, sau mỗi ngày dùng ta chặt xuống một đoạn và dùng cho tới tận gốc chuối.

Đây là phương pháp chữa bệnh vừa rẻ vừa hiệu quả, mong mọi người chia sẻ để nhiều người chữa được bệnh mà tiết kiệm chi phí !

Hình ảnh cây chuối rừng
Hình ảnh cây chuối rừng


MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY TỪ CHUỐI 


Trong các loài chuối, chuối hột (chuối chát) có hương vị kém hơn cả, nhưng lại được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh tốt.

Củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống chữa cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng. Củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa ho ra máu; với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống chữa kiết lỵ ra máu.

Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10-12g để làm thuốc an thai.

Thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối chữa đau nhức răng. Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát, phát hãn hoặc đắp để cầm máu.

Chuối hột có tác dụng cầm máu, băng huyết

Lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống chữa băng huyết, nôn ra máu.

Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con và chống táo bón ở người cao tuổi.

Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy. Quả chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi chữa hắc lào hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

Quả chuối hột còn non, thái mỏng phòng tiêu chảy

Để chữa sỏi bàng quang, lấy quả chuối hột xanh thái mỏng sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

Hạt chuối hột 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống. Thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp.

Có người đã dùng hạt chuối hột để tống sỏi với kết quả rất tốt. Dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm tích chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ.

Vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2-3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh niên. Hoặc vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống chữa kiết lỵ.

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng. Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa. Lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc. Quả chuối hột có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.

Nguồn sưu tầm - forumamthuc.com

TAGS

forum ẩm thực hướng dẫn nấu ăn diễn đàn ẩm thực món ngon tin ẩm thực bánh tráng miệng ngon hình ảnh món ăn hướng dẫn cách làm món tráng miệng bên lề cafe cách làm hướng dẫn làm bánh món ăn hằng ngày món ăn ngon từ rau muống rau muống thế giới cafe thức uống đối ẩm 2016 Làm đẹp bài học thành công bài thuốc hay từ chuối bánh gato bí quyết thành công bún mắm chuối chuối hột chặt thịt gà nguyên con cupcake cà phê cá chết cá diếc kho tiêu cá giò kho thịt cá kho dưa cải cá linh kho tương các kho lá chè xanh các loại cafe cách luộc rau muống cách làm bánh cách làm bánh chưng cách làm bánh cupcake cách làm gỏi cách làm mức cách pha cafe câu hỏi thành công cây chuối cảm nhận dưa hấu gân bò cháy tỏi gân bò hấp gừng gân bò muối cốm gỏi hình ảnh món trái cây tráng miệng hướng dẫn hướng dẫn cắt thịt gà hướng dẫn kho cá hướng dẫn làm bánh cupcake hướng dẫn làm món tráng miện hướng đẫn làm gỏi hải sản làm bánh cupcake làm bánh sinh nhật làm món tráng miệng làm mức dứa làm mức khóm làm mức thôm mâm ngũ quả mâm ngũ quả là những quả nào món chay món ăn ngon món ăn ngon bổ rẻ món ăn ngày 8-3 món ăn ngày tết món ăn từ thịt gà mẹo chặt thịt gà mẹo lọc thịt gà ngao ngày quốc tế phụ nữ ngêu quán cafe độc đáo thơ thơ hay ngày phụ nữ thưởng thức cafe tin về việc cá chết ở các tỉnh miền trung trình bày món ăn đẹp tép mỡ tết nguyên đáng ý nghĩa mâm ngũ quả đặc sản miền tây đặc sản tây nam bộ địa điểm bắn pháo hoa địa điểm quán cafe ẩm thực cho ngày phụ nữ