Showing posts with label ý nghĩa mâm ngũ quả. Show all posts
Showing posts with label ý nghĩa mâm ngũ quả. Show all posts

Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết Nguyên Đáng. Mâm ngũ quả tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển. mâm ngũ quả là mâm bày 5 loạ...

Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết Nguyên Đáng. Mâm ngũ quả tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển. mâm ngũ quả là mâm bày 5 loại trái cây.

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.

Mâm ngũ quả hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.

HÌNH ẢNH MÂM NGŨ QUẢ

hình ảnh mâm ngũ quả đẹp
hình ảnh mâm ngũ quả đẹp

hình ảnh mâm ngũ quả đẹp mắt
hình ảnh mâm ngũ quả đẹp mắt
hình ảnh mâm ngũ quả ngày tết
hình ảnh mâm ngũ quả ngày tết

Nguồn gốc mâm ngũ quả

Trong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) do Phật thuyết cho Mục-Kiền-Liên về cách cứu mẹ ông khỏi kiếp ngạ quỷ có nhắc đến việc chuẩn bị mâm ngũ quả dưới hình thức "trái cây năm màu" để cúng dường chư Tăng, mà theo quan niệm nhà Phật trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ căn: tín, tấn, niệm, định và huệ. Dấu tích lễ Vu-lan có từ rất sớm ở Ấn Độ được nhắc trong tác phẩm Mahabharata (thế kỉ V trước công nguyên đến thế kỉ V sau công nguyên). Tại Trung Quốc, Lương Vũ Đế nhà Lương theo truyền thuyết là người đầu tiên cử hành hội Vu-lan-bồn vào năm 538 tại chùa Đồng Thái. Từ đó "phát triển thành tục. Đế vương và thần dân các đời phần nhiều cử hành hội này để báo đền ân Giám mục mẹ, tổ tiên". Thời nhà Đường, các vua rất xem trọng lễ cúng dường Vu-lan, các triều đại sau này vẫn tiếp tục và cho đến ngày nay vẫn tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong những nước theo Phật giáo đại thừa.

Trình bày trong mâm ngũ quả

Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, táo, lê, lê-ki-ma,... Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.

Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài" . Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh. Khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chúi nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng , và không chọn trái có vị đắng, cay.

Đôi khi mâm ngũ quả cũng được sử dụng trong Mâm Quả Ngày Cưới của người Việt. Vào ngày tổ chức lễ cưới nhà trai sẽ mang những Lễ Vật sang nhà gái để xin rước cô dâu về. Mâm ngũ quả của ngày cưới sẽ còn được chuẩn bị kỹ càng hơn nữa vì còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng để ngầm mang lại điều lành cho đôi trẻ.

Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết
Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết

Tựu trung, các loại trái cây sau thường dùng để bày mâm ngũ quả hay mâm trái cây:

Miền Bắc
  • Lựu
  • Đào
  • Mai
  • Phật thủ
  • Táo: táo tây, táo ta, táo tàu
  • Hồng
  • Bưởi
  • Nải chuối
  • Na / Mãng cầu
  • Trứng gà (Lê ki ma)
  • Cam, Quýt
Miền Nam
  • Dưa hấu
  • Sung
  • Đu đủ
  • Xoài
  • Mãng cầu Xiêm
  • Thơm / Khóm (Dứa)
  • Dừa
  • Nho
  • Sa pô chê (Hồng xiêm)
  • Thanh long

Ý nghĩa của một vài loại hoa quả thường được bày trên mâm ngũ quả:

- Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ
- Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống
- Đào thể hiện sự thăng tiến
- Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn
- Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người
- Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý
- Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt
- Thanh long - ý rồng mây gặp hội
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn
- Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc
- Quả trứng gà có hình trái đào tiên - lộc trời
- Dừa có âm tương tự như là “vừa," có nghĩa là không thiếu
- Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc
- Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng
- Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn./.


Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Ngũ
Ngũ (五) (năm, là biểu tượng chung của sự sống, Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Thêm vào đó cư dân vùng nông nghiệp, Ngũ cốc được coi trọng nhiều hơn Ngũ quả. Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn Ngũ Quả để dự đoán được/mất của các mùa vụ lương thực trong năm. Lâu dần, sự xác tín biến thành tập tục, "ngũ quả" có thể tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân.

Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.

Quả
Một mâm Ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam, gồm cam, quất, bưởi, chuối và dứa.
Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên.

Màu sắc
Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành.Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: Đỏ (may mắn phú quý), Vàng (sung túc),...

Hình dáng, cấu tạo, hương vị
Thường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: Lựu: có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, Bưởi và dưa hấu: căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống. Hương vị trái cây thường phải ngọt, thơm và không đắng, cay.

Cách đọc tên
Cách đọc tên theo kiểu gần âm: ví dụ: "dừa" hay "dưa" gần âm với "vừa"; đu đủ là "đủ", xoài gần âm với "xài" (tiếng Nam, có nghĩa là "dùng"), mãng cầu là "cầu", sung là "sung túc". Một mâm ngũ quả miền Nam có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung đọc thành "cầu vừa đủ xài sung" hay "cầu sung vừa đủ xài" và họ thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu (kể cả khi đọc trại) như chuối - chúi nhủi, cam - cam chịu, lê - lê lết, sầu riêng, bom (táo)... và không chọn trái có vị đắng, cay.

Mâm ngũ quả biểu tượng sự sinh sôi phát triển
Mâm ngũ quả biểu tượng sự sinh sôi phát triển

NHỮNG SAI LẦM KHI TRÌNH BÀY MÂM NGŨ QUẢ


Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt...

  • Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc (ngũ hành).
  • Mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”.
  • Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế, nhưng thế nào cũng có nải chuối ngự (chuối cau) quả nhỏ mà thơm.

#1: Không hiểu hết ý nghĩa các loại quả

Mâm ngũ quả, nghĩa là mâm bày 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành. Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.
Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).
Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm..
Một số gia đình thường băn khoăn, màu sắc mâm ngũ quả có nhất định phải đủ các loại quả có màu theo ngũ hành hay không? Trong khi đó vẫn muốn bày thêm những quả khác thể hiện mong muốn của gia chủ? Theo cổ truyền, Ngũ hành không phải quan niệm trên ban thờ, không có ý nghĩa thực tiễn trong tâm linh.
Do đó, việc chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt, nhưng không thì vẫn có thể chọn quả những quả theo nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ.
Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc.

Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết
Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết

#2: Rửa quả cho sạch sẽ để bày mâm ngũ quả đẹp

Nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Song việc rửa quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Chính vì thế, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

#3: Chọn ngay quả chín đẹp

Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết, và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng  việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 - 28 Tết, thậm chí sớm hơn.
Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau (thường là khi gia đình cúng hết Tết), mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ.
Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá (tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa). Chuối nhất định phải là chuuối xanh (để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành); Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử, xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu tượng bàn tay Phật.

TAGS

forum ẩm thực hướng dẫn nấu ăn diễn đàn ẩm thực món ngon tin ẩm thực bánh tráng miệng ngon hình ảnh món ăn hướng dẫn cách làm món tráng miệng bên lề cafe cách làm hướng dẫn làm bánh món ăn hằng ngày món ăn ngon từ rau muống rau muống thế giới cafe thức uống đối ẩm 2016 Làm đẹp bài học thành công bài thuốc hay từ chuối bánh gato bí quyết thành công bún mắm chuối chuối hột chặt thịt gà nguyên con cupcake cà phê cá chết cá diếc kho tiêu cá giò kho thịt cá kho dưa cải cá linh kho tương các kho lá chè xanh các loại cafe cách luộc rau muống cách làm bánh cách làm bánh chưng cách làm bánh cupcake cách làm gỏi cách làm mức cách pha cafe câu hỏi thành công cây chuối cảm nhận dưa hấu gân bò cháy tỏi gân bò hấp gừng gân bò muối cốm gỏi hình ảnh món trái cây tráng miệng hướng dẫn hướng dẫn cắt thịt gà hướng dẫn kho cá hướng dẫn làm bánh cupcake hướng dẫn làm món tráng miện hướng đẫn làm gỏi hải sản làm bánh cupcake làm bánh sinh nhật làm món tráng miệng làm mức dứa làm mức khóm làm mức thôm mâm ngũ quả mâm ngũ quả là những quả nào món chay món ăn ngon món ăn ngon bổ rẻ món ăn ngày 8-3 món ăn ngày tết món ăn từ thịt gà mẹo chặt thịt gà mẹo lọc thịt gà ngao ngày quốc tế phụ nữ ngêu quán cafe độc đáo thơ thơ hay ngày phụ nữ thưởng thức cafe tin về việc cá chết ở các tỉnh miền trung trình bày món ăn đẹp tép mỡ tết nguyên đáng ý nghĩa mâm ngũ quả đặc sản miền tây đặc sản tây nam bộ địa điểm bắn pháo hoa địa điểm quán cafe ẩm thực cho ngày phụ nữ