Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu, Dưa hấu sau khi bạn ăn xong phần ruột thì phần vỏ trắng vẫn có thể làm ra những món ăn ngon cực bổ rẻ...

Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu, Dưa hấu sau khi bạn ăn xong phần ruột thì phần vỏ trắng vẫn có thể làm ra những món ăn ngon cực bổ rẻ. Tham khảo thêm 2 món ăn gỏi từ vỏ dưa hấu bỏ đi này.

#1. Gỏi vỏ dưa hấu tôm thịt

Nguyên liệu:
  • 100gr thịt ba chỉ, 10 con tôm
  • 200 gr cùi dưa hấu, lấy phần còn chút màu hồng cho ngọt
  • 1/2 củ hành tây màu trắng, 1/3 củ cà rốt bào nhỏ, 50 gr ngó sen thái sợi nhỏ, 1 chén rau bạc hà và rau răm thái rối
  • Nước mắm trộn: 2 muỗng canh đường + 2 muỗng canh chanh + 2 muỗng canh nước mắm + ớt thái khoanh, trộn chung tất cả trong 1 bát.
Thực hiện:
Bước 1: Thịt rửa sạch luộc chín với chút muối. Sau đó thái lát mỏng. Tôm hấp chín lột vỏ.

Bước 2: Hành tây thái mỏng. Cà rốt và ngó sen cho vào tô cùng với 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh nước. Để trong ngăn mát tủ lạnh 20 phút, sau đó vắt ráo.

Bước 3: Cùi dưa hấu, cà rốt, ngó sen hành tây cho vào âu cùng với tôm thịt và chén nước mắm, ớt vào trộn chung. Cuối cùng cho rau răm, bạc hà vào trộn đều. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
Gỏi cùi dưa hấu tôm thịt cho ra đĩa, trang trí ngò và ớt thái lát. Món này ăn kèm với bánh phồng tôm rất ngon.

Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu
Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu

#Gỏi dưa hấu và tôm hùm

Nguyên liệu:
  • 500g vỏ dưa hấu ( đã cắt phần vỏ lán bên ngòai)
  • 2 con tôm hùm ( tổng cộng khỏang 4 lbs)
  • 2 trái ớt chuông ( lựa 2 màu khác nhau cho đẹp)
  • Rau răm
  • ½ củ hành đỏ ( lọai củ to – red onion- gọi là hành đỏ để phân biệt với hành tím nhỏ). Nếu không có thì hành trắng mà nên lựa lọai sweet onion cho nó ít mùi nồng của hành.
  • Tỏi tươi hay tỏi phi sẳn
  • Hành tím ( shallot)
  • Đậu phộng
  • Nước mắm ngon, đường, muối, 1 trái chanh ( nếu chanh to thì 1 trái)


Chuẩn bị:
  • Vỏ dưa hấu cắt sợi ( dầy khỏang 2×2 mm) hay cắt miếng dầy 2mm, chiều dài vừa ăn. Hoặc dùng bào để bào những miếng dầy khỏang 1mm. Trộn vỏ dưa hấu với 3 muỗng canh đường và để yên khỏang 15 phút thì vắt ráo nước.
  • Vỏ dưa hấu sau khi cắt. Mình thấy cắt miếng như vầy thì có cả phần ruột hồng vào vỏ, nếu cắt sợi thì sẽ có sợi toàn trắng hay tòan hồng
  • Tôm hùm luộc hay hấp chín, gỡ lấy thịt (phần đầu thì bếp trưởng hay bếp phó có thể nhâm nhi với chút muối tiêu chanh hé!) xé miếng vừa ăn.
  • Ớt chuông thái sợi cỡ như sợi vỏ dưa hấu
  • Hành đỏ lột vỏ cắt khoanh. Nếu sợ mùi nồng của hành thì có thể ngâm với chút xíu dấm, nước, muối, đường khỏang 5 phút thì vớt ra. Nhưng vì hành đỏ này ngòai mùi hăng ra thì nó lại có vị ngọt và nó lại giòn, nếu ngâm dấm thì mất đi mấy cái này nên mình không có ngâm
  • Rau răm cắt nhỏ ( nhưng đừng nhỏ quá, cắt thành từng đọan khỏang 1cm)
  • Hành tím: lột vỏ cắt lát đem phi vàng
  • Tỏi : lột vỏ, cắt nhỏ ( hay bỏ vào cái food chopper, 2 giây là xong, nhưng phải rửa cái máy hết 5 phút :) ) và đem phi. Ở bước này nếu muốn tôm hùm có mùi thơm thì sau khi tỏi vừa vàng tới thì bỏ tôm hùm đã cắt/ xé ra vào phi với tỏi và chút đường
  • Đậu phọng rang chín, đãi vỏ, xay ( đừng nhuyễn quá, làm hột đậu bể làm 1/3 – 1/4 là được rồi)
  • Vắt ½ trái chanh to + 3 muỗng canh nước mắm + 2 muỗng canh đường + ¼ muỗng café muối: trộn chung và quậy đều



Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu
Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu
Hướng dẫn cách làm gỏi từ vỏ dưa hấu

Trộn gỏi:
Dùng 1 cái thau to trộn chung: vỏ dưa hấu, tôm hùm, ớt chuông, hành đỏ, rau răm, hành phi, tỏi phi và nước mắm pha. Thường nếu phải trộn 1 thau gỏi to như vầy mà trộn bằng đũa thì tốn thời gian lắm, chỉ cần 1 chiếc găng tay mang vào là trộn thỏai mái vừa mau vừa sạch. Nếm thấy có vị chua ngọt là được. Để gỏi thấm khỏang 10-15 phút ( nếu muốn có thể đảo thêm 1 lần cho thấm đều)

Trình bày
Gấp gỏi ra dĩa rắc trên mặt là đậu phọng, ăn kèm với bánh phồng tôm và nước mắm pha.

Chưa thành cộng thì luôn hỏi mình 6 câu sau, theo tôi hãy học hỏi những người thành công thì bạn sẽ thành công, con đường thành công không ...

Chưa thành cộng thì luôn hỏi mình 6 câu sau, theo tôi hãy học hỏi những người thành công thì bạn sẽ thành công, con đường thành công không có dấu chân của người lười biếng, hãy làm thật nhiều cân nhắc khi bạn quyết định điều gì đó.
Chưa thành cộng thì luôn hỏi mình 6 câu sau:

#1. Tại sao tôi ở đây?

Đây không phải là một câu hỏi trừu tượng quá lớn. Câu hỏi này kéo bạn trở lại thực tế và bắt tay vào hành động ngay. Điều gì mang tôi đến nơi này hôm nay? Tìm ra động lực là chìa khóa quan trọng khi thời gian của bạn trở nên quay cuồng bận rộn.

Việc tự nhắc nhở bản thân tại sao bạn cảm thấy hứng thú khi làm những công việc này có ý nghĩa lớn trong việc duy trì động lực làm việc của bạn. Có nhiều nhân tố thúc đẩy công việc bạn như tiền bạc, con người, thành tựu đạt được,…và tất cả những điều thú vị thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ và hứng khởi.

Giữ những động lực này trong đầu khiến bạn có thể mỉm cười và mang đến sự hài lòng với mỗi nhiệm vụ hoàn thành. Việc hiểu rõ ràng về lựa chọn của mình ra sao khiến bạn dễ dàng vượt qua cảm giác nóng giận cũng như những thách thức sẽ xuất hiện trong quá trình làm việc.

#2. Tôi phải làm gì hơn nữa?


Điều này nghe có vẻ kỳ quặc khi tự hỏi bạn có thể làm gì hơn nữa trong khi mọi thứ đã rất bận rộn và bạn đang bị kẹt trong mớ công việc. Nhưng câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định ra điều gì có thể bị bỏ lỡ trong kế hoạch hiện tại.

Đó có thể là những công việc bổ sung thêm khiến các kỹ năng và khả năng của bạn sẽ tạo điểm khác biệt nhất trong sự thành công của một dự án.

Bên cạnh dó có những công việc bạn cần bỏ qua để nâng cao sự tập trung và tạo ra được tác động tích cực. Một điểm quan trọng khác của câu hỏi này là khi bạn cảm thấy quá tải, nó sẽ giúp bạn phân tích đâu là điểm bạn có thể thay đổi để dồn lực vào những cố gắng của mình.

#3. Tôi có thể để điều gì ra đi?


Khi mọi thứ xung quanh bạn đang chuyển động nhanh, những thứ ưu tiên có thể thay nhanh chóng trong một ngày hay thậm chí là ngay lập tức. Việc quan trọng cần làm là đánh giá lại và đảm bảo những công việc trước mắt là phù hợp với bạn.

Một số nhiệm vụ từng có thứ tự ưu tiên cao có thể trở nên ít quan trọng ở hiện tại sau khi có thêm dữ liệu mới. Hoặc những người khác trong nhóm của bạn có thể thực hiện chúng hiệu quả hơn.

Bất kỳ thời điểm nào bạn có thể loại bỏ những nhiệm vụ trong danh sách công việc, bạn sẽ có nhiều thời gian và năng lượng để sử dụng hiệu quả hơn. Đây cũng là một câu hỏi tốt cho việc dọn dẹp đầu óc bạn khỏi mớ cảm xúc bừa bộn.

Bạn nên sử dụng câu hỏi này mỗi khi rơi vào tình trạng căng thẳng hay thất vọng trong ngày. Để những suy nghĩ và cảm xúc không hiệu quả ra đi sẽ khơi nguồn cho dòng năng lượng tinh thần tốt hơn xuất hiện.

bạn chưa thành công vì đâu ?
bạn chưa thành công vì đâu ?

#4. Làm thế nào để tôi trở nên hiệu quả hơn?


Sự cấp bách là nguồn gốc ra đời của những phát kiến. Bạn nên tạo ra cho mình thói quen quản lý hiệu quả nhất mỗi khi trở nên cực kỳ bận rộn. Trong những ngày thời gian trở nên ngắn ngủi, những người thành công xem xét lại và cố gắng tìm ra những con đường ngắn và hiệu quả hơn để hoàn thành danh sách công việc của mình. Điều này xuất phát từ thói quen đặt ra câu hỏi trên.

Nếu bạn có thể tìm ra cách tốt hơn và nhanh hơn để hoàn thành điều gì đó hoặc một ai đó có thể chỉ cho bạn cách tốt hơn, hãy nhanh chóng thay đổi. Mỗi cách làm hiệu quả mới hoàn thành sẽ đem đến cho bạn thêm sức mạnh tinh thần cũng như hài lòng hơn trong công việc.

#5. Tôi nên cảm ơn ai?


Bạn nhận thức được và đề cao những con người tài năng, tận tâm xung quanh mình, những người làm việc tuyệt vời và đóng góp vào sự thành công của toàn bộ dự án. Nhưng khi mọi việc đang trôi qua nhanh chóng, thỉnh thoảng bạn quên nói với họ rằng bạn cảm kích thế nào đối với những đóng góp của họ.

Không quan trọng họ là những người trực tiếp trong đội của bạn hay những người ngoài tiếp bước cho sự đóng góp đó. Bạn cần đặt ưu tiên vào việc làm cho họ cảm thấy xứng đáng với những nỗ lực của mình. Họ xứng đáng với những lời cảm kích và ghi nhận hơn cả việc bạn cảm thấy xứng đáng nhận được sự trợ giúp đó.

#6. Tôi nên bắt đầu ngày mai ra sao?


Bạn không nên chờ đến tận cuối ngày để đặt ra câu hỏi này. Thực tế là mỗi ngày đều mang đến những thách thức của riêng nó và việc quá nhiều suy nghĩ phía trước có thể đánh lạc hướng nhu cầu của công việc hiện tại. Nhưng việc lên một chút kế hoạch phía trước sẽ khiến tâm trí của bạn cảm thấy dễ dàng và cho phép thiết lập những sắp xếp từ đó có thế khiến ngày mai trở nên hiệu quả hơn.

Hãy thử đợi đến 8 giờ tối hoặc thời điểm nào phù hợp với bạn để lập danh sách cần làm cho ngày mai, từ đó bạn có thể giải phóng cho bộ não, chuẩn bị cho một giấc ngủ sâu vào buổi tối.

Bạn không cần phải trở nên bận rộn điên cuồng để giành được giá trị từ những câu hỏi hàng ngày này. Trong những ngày bạn cảm giác tệ nhất, chỉ đơn giản là chúng có thể giúp bạn tập trung tâm trí từ đó bạn có thể tự tin hơn, thoải mái tinh thần và trân trọng trọn vẹn công việc của mình cũng như mọi người xung quanh bạn.

5 món ăn ngon bổ rẻ khỏe mỗi ngày. 5 món ăn sau giúp bạn khỏe quanh năm: gà luộc, cá, canh mướp đắng, rau xanh, dưa hấu. Những món ăn này ă...

5 món ăn ngon bổ rẻ khỏe mỗi ngày. 5 món ăn sau giúp bạn khỏe quanh năm: gà luộc, cá, canh mướp đắng, rau xanh, dưa hấu. Những món ăn này ăn hằng ngày giúp bạn khỏe quanh năm.

1. Gà luộc

Từ xa xưa, gà luôn được xem là món ăn khởi đầu một năm mới may mắn và nhiều tài lộc vì có màu vàng óng. Ngoài ra, gà còn là món khoái khẩu của nhiều người bởi dễ ăn, dễ chế biến và cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phù hợp với mọi lứa tuổi. Màu vàng của gà luộc được xem là món ăn khởi đầu cho một năm mới may mắn và nhiều tài lộc.

5 món ăn ngon bổ rẻ khỏe mỗi ngày: Gà luộc
5 món ăn ngon bổ rẻ khỏe mỗi ngày: Gà luộc

2. Cá

Cá là món ăn ngon, chứa nhiều đạm, chất béo lành mạnh rất tốt cho sức khỏe. Một số quan niệm còn cho rằng, ăn cá đầu năm còn nguyên đầu đến đuôi là để đảm bảo một năm mới “đầu xuôi đuôi lọt”.

3. Canh mướp đắng nhồi thịt

Dù có vị hơi đắng nhưng đây lại là món ăn rất tốt cho sức khỏe. Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ.

Mướp đắng giúp làm giảm lượng cholesterol, từ đó giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh đau tim và đột quỵ.

Ngoài ra, nhiều người Việt còn quan niệm, ăn khổ qua để mọi đau khổ qua đi và đón chào một năm hạnh phúc, an lành.
5 món ăn ngon bổ rẻ khỏe mỗi ngày: Canh mướp đắng dồn thịt
5 món ăn ngon bổ rẻ khỏe mỗi ngày: Canh mướp đắng dồn thịt

4. Rau xanh

Theo nhiều người, ăn rau nhiều sẽ mang lại nhiều tài lộc bởi rau màu xanh và hính dáng những loại rau này giống như tiền giấy. Dĩ nhiên, sau những ngày Tết nạp đầy thịt cá, thì ăn rau giàu chất xơ rõ ràng rất tốt cho sức khỏe.
5 món ăn ngon bổ rẻ khỏe mỗi ngày: Dưa hấu
5 món ăn ngon bổ rẻ khỏe mỗi ngày: Dưa hấu

5. Dưa hấu

Cùng với sắc đỏ, những "hạt cát" trong quả dưa hấu đồng âm vời từ “cát” trong tiếng Hán cũng biểu trưng cho sự cát tường dịp đầu năm. Chính vì thế nên người Việt ta luôn tin rằng một quả dưa hấu tròn trịa viên mãn với sắc đỏ tài lộc, nhiều cát sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia đình.

Dưa hấu được coi là loại thực phẩm lành mạnh bởi nó không có chất béo và hàm lượng calo rất thấp.

Hơn nữa, dưa hấu được coi là loại thực phẩm lành mạnh bởi nó không có chất béo và hàm lượng calo rất thấp. Ngoài ra, dưa hấu còn rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, B1, B6 & C, axit pantothenic, biotin, kali và magiê cần thiết cho sức khỏe.

Hướng đẫn cách làm mức dứa chua ngọt đơn giản ngày Tết. Ngày Tết ngồi nhâm nhi những lát mứt dứa thơm dẻo và thưởng thức cùng ly trà nóng t...

Hướng đẫn cách làm mức dứa chua ngọt đơn giản ngày Tết. Ngày Tết ngồi nhâm nhi những lát mứt dứa thơm dẻo và thưởng thức cùng ly trà nóng thì ngon hết ý!

Hướng dẫn cách làm mức dứa, khóm, thơm cho ngày tết.

#1. Mức dứa chua ngọt khô

Nguyên liệu:
- Dứa tươi: 2 - 3 quả (Nên chọn dứa tươi, hơi chín vàng. Bạn có thể làm nhiều hay ít tùy vào lượng người ăn)
- Đường trắng: 1 kg (Bạn có thể dùng 800g, nhưng nếu thích ăn ngọt  cũng có thể cho đến 1kg)
- Vani: 2 ống

Cách làm:
- Dứa gọt vỏ, bỏ mắt thật kỹ.
- Cắt lát thành từng miếng dày tư 1 - 1.5cm, bỏ lõi
- Dùng tăm nhọn xăm những lỗ nhỏ trên miếng dứa để khi ướp đường dễ ngấm hơn.
- Cho dứa vào một chiếc khăn mỏng sạch và ép nước sao cho không bị vỡ hình dạng miếng dứa.
- Cho đường vào ướp từ 2 – 4 tiếng, nước dứa và đường sẽ tan chảy ra.
- Xếp từng miếng dứa vào nồi để bắt đầu sên, không được xếp chồng. Cho lửa nhỏ, khi nước đường sôi thì vớt bọt để dứa được trong.
Nước đường gần cạn, đường đã keo dính thì tắt bếp cho vani vào.
- Lấy miếng dứa ra để nguội và để khô ở nhiệt độ phòng hoặc cho vào tủ lạnh.
Với 1kg dứa tươi bạn sẽ làm được khoảng 300g mứt dứa.

Lưu ý:
Không nên chọn dứa quá xanh vì màu không đẹp nhưng cũng không quá chín vì mứt sẽ bị ngọt.
Chú ý nên bỏ mắt theo đường dọc để miếng dứa có hình hoa cúc đẹp mắt.

Hướng đẫn cách làm mức dứa chua ngọt đơn giản ngày Tết
Hướng đẫn cách làm mức dứa chua ngọt đơn giản ngày Tết

#2. Mức dứa khóm nước

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm cách làm mứt dứa dưới đây nếu thấy cách làm mứt dứa bên trên phức tạp.

Nguyên liệu:
- Dứa: 2 quả
- Đường: 600g
- Chanh: 1 quả
- Muối ăn: 1 muỗng cà phê
- Phèn chua: 5g

Thực hiện:
- Dứa gọt vỏ, chú ý gọt sâu vào thịt để bỏ mắt, cắt tròn và bỏ lõi.
- Ngâm dứa vào nước lạnh có pha 1 muỗng cà phê muối trong khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa sạch  đun sôi 2 lít nước với 5gr phèn chua.
- Cho dứa vào trần trong khoảng 10 phút rồi vớt ra xả sạch với nước lạnh cho hết phèn chua.
- Để dứa ở nơi thoáng gió trong khoảng 2 giờ để dứa ráo nước.
- Cho dứa và đường vào nồi, để đường tan hết hoặc để qua đêm cho dứa ngấm đường.
- Sên mứt dứa ở lửa nhỏ cho đến khi miếng dứa trong, thêm nước cốt chanh vào tiếp tục sên đến khi dứa ăn có vị dẻo, chua ngọt thì tắt bếp.
Muốn dứa ráo đường thì các bạn sấy trong lò ở nhiệt độ 100 độ C trong khoảng 1 giờ, sau đó để nguội và cho vào lọ thủy tinh để bảo quản. Với cách làm mứt dứa như thế này, bạn sẽ có được sản phẩm vô cùng hấp dẫn.

Hướng đẫn cách làm mức dứa chua ngọt đơn giản ngày Tết
Hướng đẫn cách làm mức dứa chua ngọt đơn giản ngày Tết

#3. Mứt dứa nguyên miếng

Nguyên liệu:
- Dứa: 2 quả
- Đường: 600gr
- Chanh: 1 quả
- Muối ăn: 1 muỗng cà phê
- Phèn chua: 5gr

Thực hiện:
- Dứa gọt vỏ, chú ý gọt sâu vào thịt để bỏ mắt, cắt tròn và bỏ lõi.
- Ngâm dứa vào nước lạnh có pha 1 muỗng cà phê muối trong khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa sạch  đun sôi 2 lít nước với 5gr phèn chua.
- Cho dứa vào trần trong khoảng 10 phút rồi vớt ra xả sạch với nước lạnh cho hết phèn chua.
- Để dứa ở nơi thoáng gió trong khoảng 2 giờ để dứa ráo nước.
- Cho dứa và đường vào nồi, để đường tan hết hoặc để qua đêm cho dứa ngấm đường.
- Sên mứt dứa ở lửa nhỏ cho đến khi miếng dứa trong, thêm nước cốt chanh vào tiếp tục sên đến khi dứa ăn có vị dẻo, chua ngọt thì tắt bếp.
Muốn dứa ráo đường thì các bạn sấy trong lò ở nhiệt độ 100 độ C trong khoảng 1 giờ, sau đó để nguội và cho vào lọ thủy tinh để bảo quản. Với cách làm mứt dứa như thế này, bạn sẽ có được sản phẩm vô cùng hấp dẫn.
Hướng đẫn cách làm mức dứa chua ngọt đơn giản ngày Tết

#4. Mứt dứa viên tròn

Nguyên liệu:
- 1 trái dứa chín (trái thơm)
- 200gr đường
-2 muỗng canh mật ong hay Glucose syrup
- 1 quả chanh vắt nước
- 1/3 muỗng cà phê muối


Thực hiện:
- Dứa gọt bỏ vỏ và mắt. Băm nhỏ dứa, bỏ bớt nước. Cho dứa, muối, đường vào nồi hoặc chảo không dính trộn đều.
- Để khoảng 1 tiếng cho đường tan. Bắc chảo dứa lên bếp sên với lửa trung bình 10 phút.
- Sau đó hạ lửa nhỏ tiếp tục sên cho đến khi mứt bắt đầu kết dính thì bạn cho nước cốt chanh, mật ong vào sên thêm 10-15 phút nữa là mứt sánh lại thì tắt bếp. Để mứt hơi nguội thì vo viên mứt tròn nhỏ, lăn qua tô đường trắng là xong.
Mặc dù cách làm mứt dứa dẻo khá đơn giản, nhưng bảo đảm bạn sẽ rất hài lòng với vị dẻo thơm của món mứt này.

Hướng đẫn cách làm mức dứa chua ngọt đơn giản ngày Tết
Hướng đẫn cách làm mức dứa chua ngọt đơn giản ngày Tết
Chúc các bạn thành công!

Video hướng dẫn cách gọt dứa nhanh

3 món gân bò bổ sung Collagen tốt nhất. 3 Món ngon được làm từ gân bò sẽ làm cho bạn ngây ngất. Bổ sung collagen làm đẹp da, xả tress làm đẹ...

3 món gân bò bổ sung Collagen tốt nhất. 3 Món ngon được làm từ gân bò sẽ làm cho bạn ngây ngất. Bổ sung collagen làm đẹp da, xả tress làm đẹp lưu lại vẻ thanh xuân với 3 món gân bò với hương thơm ngây ngất, cộng với gân bò dai sần sật làm sướng cả người.

món gân bò hầm gừng
món gân bò hầm gừng

1. Món gân bò muối cốm 



2.  Món gân bò hầm gừng



3. Món gân bò cháy tỏi

Xào thơm cả tỏi băm lẫn tép tỏi cho dậy mùi, sau đó cho gân bò đã hầm mềm vào và đảo đều đến khi xém cạnh. Rắc thêm tỏi phi lên trên ta đã có ngay món gân bò dai giòn sần sật thấm đầy mùi tỏi cháy. Ngoài ra tỏi còn giúp cho cơ thể hấp thụ collagen từ gân bò một cách triệt để nhất.


Ngoài ra bạn còn có thể chế biến rất nhiều món ăn từ gân bò. 

5 món gân bò ngon không kém và hướng dẫn cách làm

1. Gân bò xào tứ vị

Nguyên liệu:

100g gân bò, 50g nấm hải sản, 50g nấm đông cô, ớt chuông xanh đỏ mỗi loại nửa trái, 1/2 củ hành tây trắng, một nhánh gừng nhỏ, 1/2 muỗng cà phê hành tím băm; dầu ăn.

Gia vị: một muỗng cà phê hạt nêm, một muỗng xúp dầu hào, một muỗng cà phê nước tương, 1/2 muỗng cà phê đường.

Thực hiện:

- Gân bò mua về sơ chế thật sạch, luộc trong nước có ít gừng đập giập và ít muối. Khi gân mềm, vớt ra, cho ngay vào nước lạnh, xắt miếng vừa ăn.

- Nấm đông cô ngâm trong nước ấm, bỏ chân, vắt ráo nước cho bớt mùi hôi. Nấm hải sản rửa sạch, để nguyên.

- Ớt chuông bỏ hạt, xắt miếng vừa ăn. Hành tây bóc vỏ, cắt theo chiều dọc, giã nhuyễn một ít gừng.

- Bắc chảo dầu lên bếp, phi thơm hành tím băm, gừng, cho gân bò vào xào, nêm hạt nêm, dầu hàu, nước tương, đường, kế tiếp cho nấm, ớt chuông, hành tây, xào trên lửa lớn. Khi mọi nguyên liệu đã chín, tắt bếp, nhắc xuống.

2. Gân bò xào thập cẩm

Nguyên liệu:

200g gân bò, 2 quả ớt chuông đỏ, 200g bông cải xanh, 150g ngô non, 2 cây hành lá, 10g tỏi băm.

Gia vị: tiêu, đường, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn.

Thực hiện:

- Bông cải xanh tách nhỏ, rửa sạch. Đun nóng 500ml nước, cho bông cải và ngô non vào chần, vớt ra, ngâm vào nước lạnh. Ớt chuông bỏ hạt, thái miếng 2x3 cm. Gân bò rửa sạch, thái khúc 5cm, luộc chín.

- Phi thơm tỏi với 2 thìa súp dầu ăn. Cho gân bò, ớt chuông, bông cải, ngô non vào đảo đều. Nêm 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà-phê đường, 2 thìa cà-phê hạt nêm. Nấu thêm 3 phút, tắt bếp. Cho hành lá thái khúc vào. Múc gân bò xào ra đĩa, rắc 1/3  thìa cà-phê tiêu.

3. Gân bò xào sả

Nguyên Liệu:

Xương sườn bò: 1/2 kg, chặt nhỏ. Bò filet: 300gr (để đông lạnh 50%). Gân bò: 200gr. Sả: 5 cây. Rau ôm + ngò gai + hành tây. Gia vị: muối, bột nêm bò, đường, ớt bột, hành tỏi băm. Bánh tráng mè nướng vàng: 1 cái lớn

Thực hiện:

- Ngâm xương bò trong nước pha muối khoảng nửa giờ, vớt ra trụng nước sôi, để ra rổ.

- Nấu nồi nước nóng, nêm chút muối, đập dập 1 củ gừng và 3 cây sả, cho vào hầm chung với xương và gân bò. Khi đun, canh chừng vớt bọt liên tục và hầm cho đến khi xương gân đều mềm. Nêm vừa miệng.

- Bằm nhuyễn phần trắng củ sả. Bắc 1 chảo nhỏ, cho 2 muỗng canh dầu ăn, đun nóng vừa, cho sả băm vào tao hơi vàng, cho tỏi băm và ớt bột vào tao chung, vừa đủ thơm, nhấc ra đổ lên mặt nồi nước bò hầm.

- Filet bò để đông lạnh không cứng quá, dùng dao xắt mỏng, bày ra đĩa, trang trí hành tây cắt mỏng, hành lá…

- Cho nước lèo vào lẩu hoặc nồi trên bếp điện hoặc nấu sôi, nhúng tái thịt bò dùng chung với sườn và gân bò, cùng với các loại rau thơm và gia vị. Có thể ăn với bánh tráng mè hoặc bún.

4. Gân bò xào nấm đông cô

Nguyên liệu:

- Gân bê: 250g
- Cải thìa: 100g
- Nấm đông cô: 50g
- Gia Vị: nước tương, đường, bột ngọt, dầu hào, dầu ăn, tiêu, rau ngò.

Gân bê xào nấm đông cô là món ăn ngon được nhiều người yêu thích, nhất là người Miền Nam. Món có cách làm đơn giản nhưng khi chế biến các bạn cần lưu ý gân bê vẫn giữ được độ giòn mà không bị dai.

Thực hiện:

- Gân bê sơ chế thật sạch, thái miếng vừa ăn và hầm mềm (nên hầm gân bê bằng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian cũng như không bị mất chất dinh dưỡng). Nấm đông cô ngâm nước cho mềm sau đó rửa sạch, cắt bỏ chân. Gân bê hầm xong cho vào chảo dầu nóng xào cùng nấm đông cô và nêm nếm gia vị vừa ăn.

- Cải thìa rửa sạch, trần qua nước sôi, sau đó ngâm nước lạnh khoảng 5 đến 10 phút để cải giữ màu xanh đẹp mắt; vớt ra, để ráo, chẻ đôi những cây lớn. Xếp rau cải xung quanh đĩa rồi cho hỗn hợp gân bê xào nấm đông cô vào giữa, trang trí với rau ngò, ớt.

- Dùng nóng với nước tương vì nếu để nguội gân bê sẽ bị dai. Món thích hợp với các bữa nhậu.

5. Gân bò trộn tam sắc

Nguyên liệu:

- 500g gân bò
- 1 củ cà rốt, 200g củ cải trắng, 400g cải xanh
- Sốt: 1 thìa cà phê tỏi phi dầu,
- 1 thìa cà phê dầu ớt,
- 1 thìa súp kem tươi,
- 2 thìa súp nước cốt me,
- 1 thìa cà phê tỏi băm,
- 2 thìa súp húng cây thái nhỏ, muối tiêu.

Thực hiện:

- Gân bỏ rửa thật sạc, cho vào nồi áp suất hầm khoảng 30 phút cho mềm, vớt ra xả nguội, thái miếng vừa ăn, xóc với chút muối tiêu. Cà rốt, củ cải trắng thái quân cờ, hấp chín. Cải xanh lấy phần cọng, thái khúc 4 cm, chần sơ, xả nguội, để ráo.

- Làm nước sốt: Cho các nguyên liệu làm sốt vào bát, khuấy tan

- Cho gân bò, củ cải trắng, cà rốt, cải xanh vào thố, rưới nước sốt, trộn đều, nếm vừa miệng. Bày món ăn ra đĩa. Dùng ngay, dọn kèm muối tiêu.

Nguồn gốc cách làm bún mắm đặc sản miền tây nam bộ. Hướng dẫn cách làm bún mắm ngon đúng điệu. Bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản ...

Nguồn gốc cách làm bún mắm đặc sản miền tây nam bộ. Hướng dẫn cách làm bún mắm ngon đúng điệu.

Bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ Việt Nam.

Nguồn gốc bún mắm

Bún mắm có nguồn gốc từ Cambodia, được nấu từ mắm bù hốc. Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

Nguồn gốc cách làm bún mắm đặc sản miền tây nam bộ
Nguồn gốc cách làm bún mắm đặc sản miền tây nam bộ

Phát triển bún mắm thành đặc sản dân dã miền tây nam bộ

Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị, nó thường được dùng cho những bữa ăn nhanh. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thên một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay.

Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, giá và rau diếp cá (dấp cá).

Khoảng những năm 1970, bún mắm được đưa lên Sài Gòn và được nhiều người yêu thích do mang đầy hương vị của đồng nội, miền quê với cách nêm ngon đậm đà.

Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.

Hướng dẫn cách làm bún mắm 

Bún mắm đậm đà hương vị để lại dấu ấn không thể quên mỗi khi ăn. Hãy thử làm món bún mắm đãi gia đình của mình nhé. Sau đây là hướng dẫn cách nấu bún mắm khẩu phần dành cho 4 người.

Nguyên liệu:

- 150g mắm cá linh
- 200g tôm tươi
- 200g thịt heo quay
- 1 con mực ống
- 300g phi lê cá lóc
- 300g sườn già
- 50g sả băm
- 2 cây sả
- 1 quả cà tím
- 1 trái ớt sừng
- Gia vị: 60g đường; 50g bột nêm; 5ml dầu ăn.
- 1kg bún

Thực hiện:

Bước 1: Đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, cho 200ml nước sạch vào và mở lửa lớn. Khi nước sôi, thả mắm cá linh vào nấu đến khi mắm cá dẻo, mềm.

Bước 2: Múc nước mắm cá ra, lược qua rây, bỏ phần xác chỉ lấy phần nước.

Bước 3: Rửa sạch sườn già. Đặt một chiếc nồi lớn lên bếp, cho 500ml nước sạch cùng sườn vào, mở lửa lớn nấu sôi trong vòng 5 phút. Đổ bỏ phần nước dơ vừa nấu ra. Tiếp tục thêm 1.5 lít nước sạch vào, mở lửa nhỏ để hầm sườn trong 20 phút.

Bước 4: Trong lúc hầm sườn, bắt tay chế biến cà tím. Rửa sạch và cắt cà tím thành từng khúc nhỏ. Đặt chảo lên bếp, cho 5ml dầu ăn cùng 50 sả băm vào phi thơm. Sau đó thả cà tím vào, đảo đều khoảng 2 phút rồi tắt bếp.

Bước 5: Đập dập 2 cây sả. Rửa sạch, cắt ớt sừng thành từng đoạn ngắn. Khi sườn đã mềm, đổ phần nước cốt mắm vào khuấy đều. Tiếp tục cho sả cây, hành tím và ớt sừng vào. Nêm nước dùng với 60g đường và 50g bột nêm.

Bước 6: Sơ chế và rửa sạch mực, cá lóc và tôm. Cắt cá lóc thành từng phần nhỏ, cắt khoanh mực ống và bỏ phần đầu tôm. Trụng cá lóc, mực, tôm vào nước dùng đến khi vừa chín tới thì vớt ra.

Bước 7: Xếp bún cùng hải sản ra tô. Chan nước dùng vào.

Lưu ý:

  • Rây kĩ mắm cá linh để lấy được hết phần cốt đậm đà của mắm.
  • Chỉ nên trụng hải sản vừa chính tới để giữ được vị ngọt và dai của hải sản.
  • Bún mắm được ăn kèm các loại rau sống của miền Nam như rau muống bào, giá, bông súng, rau nhút, rau đắng,... tùy sở thích.

Video bún mắm mon tuyệt - đặc sản miền Tây Nam Bộ

 

Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết Nguyên Đáng. Mâm ngũ quả tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển. mâm ngũ quả là mâm bày 5 loạ...

Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết Nguyên Đáng. Mâm ngũ quả tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển. mâm ngũ quả là mâm bày 5 loại trái cây.

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.

Mâm ngũ quả hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.

HÌNH ẢNH MÂM NGŨ QUẢ

hình ảnh mâm ngũ quả đẹp
hình ảnh mâm ngũ quả đẹp

hình ảnh mâm ngũ quả đẹp mắt
hình ảnh mâm ngũ quả đẹp mắt
hình ảnh mâm ngũ quả ngày tết
hình ảnh mâm ngũ quả ngày tết

Nguồn gốc mâm ngũ quả

Trong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) do Phật thuyết cho Mục-Kiền-Liên về cách cứu mẹ ông khỏi kiếp ngạ quỷ có nhắc đến việc chuẩn bị mâm ngũ quả dưới hình thức "trái cây năm màu" để cúng dường chư Tăng, mà theo quan niệm nhà Phật trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ căn: tín, tấn, niệm, định và huệ. Dấu tích lễ Vu-lan có từ rất sớm ở Ấn Độ được nhắc trong tác phẩm Mahabharata (thế kỉ V trước công nguyên đến thế kỉ V sau công nguyên). Tại Trung Quốc, Lương Vũ Đế nhà Lương theo truyền thuyết là người đầu tiên cử hành hội Vu-lan-bồn vào năm 538 tại chùa Đồng Thái. Từ đó "phát triển thành tục. Đế vương và thần dân các đời phần nhiều cử hành hội này để báo đền ân Giám mục mẹ, tổ tiên". Thời nhà Đường, các vua rất xem trọng lễ cúng dường Vu-lan, các triều đại sau này vẫn tiếp tục và cho đến ngày nay vẫn tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong những nước theo Phật giáo đại thừa.

Trình bày trong mâm ngũ quả

Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, táo, lê, lê-ki-ma,... Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.

Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài" . Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh. Khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chúi nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng , và không chọn trái có vị đắng, cay.

Đôi khi mâm ngũ quả cũng được sử dụng trong Mâm Quả Ngày Cưới của người Việt. Vào ngày tổ chức lễ cưới nhà trai sẽ mang những Lễ Vật sang nhà gái để xin rước cô dâu về. Mâm ngũ quả của ngày cưới sẽ còn được chuẩn bị kỹ càng hơn nữa vì còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng để ngầm mang lại điều lành cho đôi trẻ.

Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết
Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết

Tựu trung, các loại trái cây sau thường dùng để bày mâm ngũ quả hay mâm trái cây:

Miền Bắc
  • Lựu
  • Đào
  • Mai
  • Phật thủ
  • Táo: táo tây, táo ta, táo tàu
  • Hồng
  • Bưởi
  • Nải chuối
  • Na / Mãng cầu
  • Trứng gà (Lê ki ma)
  • Cam, Quýt
Miền Nam
  • Dưa hấu
  • Sung
  • Đu đủ
  • Xoài
  • Mãng cầu Xiêm
  • Thơm / Khóm (Dứa)
  • Dừa
  • Nho
  • Sa pô chê (Hồng xiêm)
  • Thanh long

Ý nghĩa của một vài loại hoa quả thường được bày trên mâm ngũ quả:

- Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ
- Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống
- Đào thể hiện sự thăng tiến
- Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn
- Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người
- Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý
- Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt
- Thanh long - ý rồng mây gặp hội
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn
- Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc
- Quả trứng gà có hình trái đào tiên - lộc trời
- Dừa có âm tương tự như là “vừa," có nghĩa là không thiếu
- Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc
- Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng
- Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn./.


Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Ngũ
Ngũ (五) (năm, là biểu tượng chung của sự sống, Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Thêm vào đó cư dân vùng nông nghiệp, Ngũ cốc được coi trọng nhiều hơn Ngũ quả. Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn Ngũ Quả để dự đoán được/mất của các mùa vụ lương thực trong năm. Lâu dần, sự xác tín biến thành tập tục, "ngũ quả" có thể tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân.

Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.

Quả
Một mâm Ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam, gồm cam, quất, bưởi, chuối và dứa.
Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng/cầu tạo/hương vị, màu sắc và cách đọc tên.

Màu sắc
Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành.Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: Đỏ (may mắn phú quý), Vàng (sung túc),...

Hình dáng, cấu tạo, hương vị
Thường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả điều tốt lành. Ví dụ: Lựu: có nhiều hạt, tượng trưng cho con cháu đầy đàn, Bưởi và dưa hấu: căng tròn, mát lạnh trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc sống. Hương vị trái cây thường phải ngọt, thơm và không đắng, cay.

Cách đọc tên
Cách đọc tên theo kiểu gần âm: ví dụ: "dừa" hay "dưa" gần âm với "vừa"; đu đủ là "đủ", xoài gần âm với "xài" (tiếng Nam, có nghĩa là "dùng"), mãng cầu là "cầu", sung là "sung túc". Một mâm ngũ quả miền Nam có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung đọc thành "cầu vừa đủ xài sung" hay "cầu sung vừa đủ xài" và họ thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu (kể cả khi đọc trại) như chuối - chúi nhủi, cam - cam chịu, lê - lê lết, sầu riêng, bom (táo)... và không chọn trái có vị đắng, cay.

Mâm ngũ quả biểu tượng sự sinh sôi phát triển
Mâm ngũ quả biểu tượng sự sinh sôi phát triển

NHỮNG SAI LẦM KHI TRÌNH BÀY MÂM NGŨ QUẢ


Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt...

  • Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc (ngũ hành).
  • Mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”.
  • Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế, nhưng thế nào cũng có nải chuối ngự (chuối cau) quả nhỏ mà thơm.

#1: Không hiểu hết ý nghĩa các loại quả

Mâm ngũ quả, nghĩa là mâm bày 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành. Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.
Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).
Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm..
Một số gia đình thường băn khoăn, màu sắc mâm ngũ quả có nhất định phải đủ các loại quả có màu theo ngũ hành hay không? Trong khi đó vẫn muốn bày thêm những quả khác thể hiện mong muốn của gia chủ? Theo cổ truyền, Ngũ hành không phải quan niệm trên ban thờ, không có ý nghĩa thực tiễn trong tâm linh.
Do đó, việc chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt, nhưng không thì vẫn có thể chọn quả những quả theo nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ.
Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc.

Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết
Ý nghĩa thành phần mâm ngũ quả trong ngày tết

#2: Rửa quả cho sạch sẽ để bày mâm ngũ quả đẹp

Nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Song việc rửa quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Chính vì thế, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

#3: Chọn ngay quả chín đẹp

Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết, và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng  việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 - 28 Tết, thậm chí sớm hơn.
Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau (thường là khi gia đình cúng hết Tết), mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ.
Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá (tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa). Chuối nhất định phải là chuuối xanh (để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành); Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử, xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu tượng bàn tay Phật.

Sự thật về việc tưới nhớt cho rau muống tăng trưởng . Rau muống sử dụng hóa chất, sử dụng nhớt để diệt rầy có ảnh hưởng đến sức khỏe gì khô...

Sự thật về việc tưới nhớt cho rau muống tăng trưởng. Rau muống sử dụng hóa chất, sử dụng nhớt để diệt rầy có ảnh hưởng đến sức khỏe gì không, những món ngon từ rau muống.

Ngày 12-1, ông Dương Đức Trọng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) TP.HCM, phát biểu về việc báo chí đăng tải thông tin ‘rau muống tưới nhớt’.

Theo ông Trọng, điều này khiến không ít người cho rằng nhớt được tưới trực tiếp lên rau muống trước khi thu hoạch. “Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai, bởi tưới nhớt lên rau muống sẽ làm cháy lá, hư cọng, không bán được” - ông Trọng nói.

Theo ông Trọng, mục đích người trồng rau muống sử dụng nhớt là để diệt rầy, vừa hiệu quả vừa đỡ tốn chi phí. Rau muống được trồng theo lô, trên diện tích rộng. Chu kỳ thu hoạch hơn 20 ngày. Sau khi thu hoạch phần rau non, người trồng bơm nước ngập vào lô rồi nhiễu nhớt xuống. Khi nhớt loang rộng thành váng, người trồng dùng cây gạt những con rấy bám trên gốc rau muống xuống. Gặp nhớt, cánh rầy bị dính lại, rầy sẽ chết.

Sự thật về việc tưới nhớt cho rau muống tăng trưởng
Sự thật về việc tưới nhớt cho rau muống tăng trưởng


Vài tiếng sau, người trồng tháo nước, nhớt cũng trôi ra ngoài. Người trồng tiếp tục cắt cọng rau muống sát phần gốc, gom bỏ rồi bơm nước vào. Cứ thế, nước được thay thế liên tục. Do nhớt chỉ được sử dụng lần đầu nên dần dần thoát ra ngoài mỗi khi tháo nước. Vì vậy, rau muống non phát triển rất hiếm bị dính nhớt.

TP.HCM hiện có 1.000 hộ trồng rau muống nước với tổng diện tích gần 650 ha, tập trung ở xã Bình Mỹ (Củ Chi), phường Thạnh Lộc và phường Thạnh Xuân (quận 12). Trong đợt kiểm tra cao điểm vào đầu tháng 12-2015, Chi cục BVTV TP.HCM lấy 20 mẫu rau muống nước kiểm định 174 hoạt chất thuốc BVTV và tám chỉ tiêu kim loại nặng, trong đó có chì.

“Chì là thành phần chủ yếu trong nhớt thải. Tuy nhiên, kết quả kiểm định không phát hiện hàm lượng chì trong rau muống. Riêng các chỉ tiêu Asen, đồng, kẽm, mặc dù hiện diện trong rau nhưng không vượt mức giới hạn tối đa cho phép” - ông Trọng nói.

Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thoa, Trưởng phòng Quản lý An toàn thực phẩm Chi cục BVTV TP.HCM, do thiếu hiểu biết nên vẫn còn người sử dụng nhớt để diệt rầy trên rau muống. “Đặc tính của nhớt là nóng, dễ làm rụi gốc rau muống trong vòng một năm. Trong khi đó, nếu sử dụng chất bám dính (được phép sử dụng, giá khoảng 15.000 đồng/lít) để diệt rầy sẽ rất hiệu quả và hai năm sau gốc rau muống mới hư” - bà Thoa hướng dẫn.

RAU MUỐNG TƯỚI NHỚT CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ?

Về vụ người dân dùng nhớt thải để tưới rau muống, một Trạm trưởng Trạm bảo vệ thực vật (thuộc Chi cục bảo vệ thực vật TP.HM) giải thích: “Mục đích của việc tưới nhớt nhằm diệt rầy nâu bám gốc và được sử dụng cho các ruộng rau muống đã thu hoạch xong, chỉ còn gốc rau. Họ cho nước vào ngập gốc rau muống sau đó tưới nhớt và dùng lưới hay tấm bạt kéo ngang qua cho con rầy rớt khỏi gốc rau. Khi thấy rầy rớt ra nhiều họ xả nước ra khỏi ruộng để cuốn rầy đi”.

Số hóa chất còn sót lại tại hiện trường và chiếc thùng dùng để pha hóa chất ngâm xanh rau muống

Vậy nhớt thải có “thẩm thấu” vào rau và gây hại gì cho người sử dụng?  - chúng tôi hỏi.

“Chuyện này thì nói thật tôi không thể trả lời được vì chưa có nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này. Tôi chỉ biết trong nhớt thải có nhiều kim loại nặng, có chất độc hại như chì… nên không được phép sử dụng”, vị Trạm trưởng nói.

Cũng với câu hỏi trên, ông Trọng cho rằng, việc tưới nhớt thải diệt rầy có tác hại đối với nguồn nước, đất và rau trồng nhưng mức độ ảnh hưởng ra sao thì chưa rõ. “Cái này phải có những nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu mới biết được. Chúng tôi chỉ làm công tác quản lý nên chỉ có thể nhận định chung như thế ”, ông Trọng bày tỏ.

Về việc xử phạt, ông Trọng cho biết theo quy định, hành vi tưới nhớt thải hay các chất nằm ngoài danh mục cho phép, mức xử phạt rất thấp, chỉ khoảng 200.000 – 500.000 đồng.

Theo ông Trọng, trong thời gian gần đây, Chi cục đã lấy 20 mẫu rau muống đang thu hoạch và sau thu hoạch tại địa bàn xã Bình Mỹ (Củ Chi) và Thạnh Xuân (quận 12) đưa đi phân tích nhưng không phát hiện có kim loại nặng.


MỘT SỐ MÓN ĂN NGON TỪ RAU MUỐNG


#1. Rau muống xào tỏi

Món rau muống xào tỏi này là dể chế biến  nhất . bên cạnh món  luột , ta có thể chế biến thêm một chút là được món xào .

Cách làm
-  Rau chỉ cần  lựa khúc non , ngắt khúc ngắn , rữa sạch .
- Đập dập vài tép tỏi khử dầu cho thơm , rồi thả rau muống vào , trộn nhanh , nêm tí mắm muối , bột ngọt
-  Rau vừa chín tới , múc ra đĩa .
Vậy là xong ... ta có một đĩa rau muống xào thơm nức mũi.

#2. Dưa rau muống

Nguyên liệu gồm rau muống là chủ đạo,thêm ít đường, dấm, muối, ớt, tỏi.

Cách làm
- Rau muống chọn loại có cọng to và rỗng nhặt bỏ lá , chỉ lấy cọng , rửa sạch , nhúng tái qua nước sôi rồi thả ngay vào bát nước đun sôi để nguội , vớt ra cho vào rổ/rá sạch để ráo .
- Xếp các cọng rau thẳng hàng với nhau, cắt thành từng đoạn dài khoảng 2-3 đốt ngón tay .
- Pha nước đun sôi để nguội với đường , dấm , muối thành hỗn hợp nước chua mặn ngọt vừa miệng , cho thêm tỏi để nguyên nhánh và ớt để cả quả hoặc băm nhỏ .
- Gắp toàn bộ rau muống đặt vào thố thủy tinh hoặc men , đổ nước vừa pha cho ngập rau , đóng nắp lại .
Một , hai ngày sau , lấy dưa ra ăn , cọng dưa màu vàng , giòn , chua dịu , ngòn ngọt , cay cay .
Bữa cơm có món dưa rau muống ăn kèm với thịt kho tàu hoặc thịt ba chỉ luộc hoặc đậu rán… thật là hấp dẫn .


#3. Canh rau muống nấu nghêu

Nguyên liệu
1 mớ rau muống
300 gr nghêu
Gia vị

Cách làm
Rau muống nhặt rửa sạch.
Nghêu ngâm , rửa cho thật sạch , cho vào nồi luộc .
Nghêu  chín , cho rau muống vào , nêm gia vị vừa ăn .
Đợi sôi lại cho rau chín , tắt bếp . ai ăn cay được thì dằm thênm trái ớt ..
Múc canh ra bát , dùng nóng .

#4. Nộm rau muống thịt bò

Khi thưởng thức món nộm rau muống với thịt bò, bạn như đã thưởng thức một phần hương sắc trong ẩm thực của con người nơi này. Đây sẽ là một trải nghiệm mới trong khẩu vị của bạn.
Món nộm rau muống thịt bò làm không hề khó nhưng đòi hỏi một chút tỉ mỉ. Ấy là khi bạn phải ngồi chẻ nhỏ những cọng rau muống rồi ngâm vào nước. Những sợi rau muống sẽ nhanh chóng cong, xoắn lại, rất đẹp mắt.
Món ăn sẽ có mùi thơm của lạc, rau kinh giới, vị ngọt của đường, vị cay cay của ớt, một chút chua của chanh, độ giòn ngon của rau muống và sự hấp dẫn của thịt bò.

Nguyên liệu:
1 bó rau muống nước; 0,3 kg thịt thăn bò; Lạc rang giã dập; Rau kinh giới; Muối, nước cốt chanh, đường, ớt xay.

Cách làm
- Rau muống bỏ lá, chẻ nhỏ sợi, ngâm vào nước cho rau muống được cong và có màu xanh đẹp. Sau đó vớt ra, để ráo nước.
- Thịt bò thái mỏng ướp gia vị, gừng, tỏi, rồi xào lên.
- Nước trộn: 1 chút gia vị, 1 quả chanh nhỏ nước cốt, 1/2 thìa đường, thêm 1/2 thìa ớt xay, quấy đều cho đường tan.
- Trộn đều hỗn hợp nước trộn vào rau muống đã chẻ.
- Rau kinh giới thái nhỏ.
- Cho một chút nước trộn vào thịt bò để ngâm trong khoảng 5 phút cho ngấm gia vị.
- Trước khi ăn bày thịt bò lên trên.
- Rắc lạc lên, dùng kinh giới trang trí và ăn ngay.

Món ăn ngon từ rau muống nộm thịt bò
Món ăn ngon từ rau muống nộm thịt bò

#5. Gỏi rau muống tôm thịt

Rau muống có thể kết hợp với nhiều các nguyên liệu khác nhau để tạo ra các món ăn ngon, giản dị nhưng rất có sức hút.
Ngoài việc kết hợp với thịt bò ra, rau muống còn có thể kết hợp với thịt lợn, với tôm và tạo thành món gỏi mang hương vị thơm ngon, đem đến cảm giác thú vị cho những ai thưởng thức.

Nguyên liệu:
1 kg rau muống; 100 g tôm; 100 g thịt nạc; 5 củ hành tím; 50 g đậu phộng rang giã nhỏ; 1 muống xúp đường; ½ chén giấm; Chanh, tỏi, ớt, nước mắm; Rau thơm.

Cách làm:
- Rau muống nhặt bỏ lá và cọng già, cắt khúc độ 15 cm, chẻ nhỏ, ngâm nước.
- Thịt, tôm rửa sạch. Đun sôi ½ chén nước, cho thịt vào luộc chín. Bóc vỏ tôm, chẻ đôi theo chiều dọc. Thịt luộc thái mỏng. Ngâm tôm thịt vào nước mắm pha chanh, tỏi, ớt cho thấm gia vị.
- Củ hành tóm bóc vỏ bào mỏng, ngâm giấm cho bớt cay.
- Tỏi: bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt.
- Rau thơm nhặt lá, rửa sach, xắt nhỏ.
- Trộn nước cốt chanh, tỏi, ớt, đường, giấm khuấy đều, chế nước mắm từ từ vào, nếm đủ vị chua, cay, ngọt, mặn (vị mặn hơi đậm đà hơn).
- Trộn đều rau muống, hành cho vào đĩa xếp thịt và tôm lên trên, sau đó rưới đều nước mắm trộn gỏi.
- Rải rau thơm và đậu phộng lên đĩa gỏi, cắt ớt tỉa hoa trang trí, khi ăn trộn đều.

#6. Nộm rau muống đậu phụ

Không cần thịt lợn, thịt bò, cũng chẳng cần đến tôm, món nộm rau muống kết hợp với đậu phụ cũng đủ khiến bạn ngây ngất rồi.

Nguyên liệu:
Rau muống: 2 mớ; Đậu phụ: 5 bìa; Giá nhặt 2 đầu: 300g; Kinh giới: 3 mớ; Chanh: 700g; Ớt: 40g; Lạc rang: 100g; Vừng: 200g; Phồng tôm: 2 gói; Muối, giấm, đường, ớt, tỏi: vừa đủ.

Cách làm:
- Rau muống nhặt bỏ phần già và lá rửa sạch để ráo nước, ngọn nhỏ chẻ đôi, ngọn to chẻ làm 3 - 4 sợi; chần chín tới trong nước sôi có muối, vớt ra ngâm với nước lạnh tránh thâm.
- Đậu phụ thái lát mỏng 0,2cm; rán vàng.
- Kinh giới rửa sạch thái rối. Giá rửa sạch để ráo nước, chần qua. Lạc, vừng rang chín vàng, bỏ vỏ giã dập.
- Trộn đều rau muống cùng giá đỗ, nước chanh, dấm, đường, muối; nêm vị cho vừa ăn cuối cùng cho tỏi ớt, lạc nhân, vừng, kinh giới vào trộn đều.
- Phồng tôm rán chín vớt ra để ráo dầu.
- Bày nộm rau muống lên đĩa, bày phồng tôm xung quanh, rắc vừng lên trên rồi thưởng thức nhé.


#7.  Nộm rau muống thịt bò áp chảo

Nguyên liệu
- 1 mớ rau muống
-  thịt bò loại ngon
- 1/2 thìa cà phê muối tiêu
- 1/4 thìa cà phê nước mắm
- 1 thìa cà phê tương đậu nành
- 1 viên chao
- Nửa củ hành tím
- 60ml dấm trắng
- 1 thìa cà phê đường.

Cách làm
Hành tím xắt mỏng, ngâm với 60ml dấm trắng và 1 thìa cà phê đường, để riêng.
Ướp thịt bò với muối tiêu, nước mắm, tương đậu nành
Rau muống bỏ lá to, chỉ để lại chút lá ở phần ngọn. Chẻ nhỏ thân rau, ngâm vào nước cho xoăn lại
Sau đó , vớt rau muống ra, để ráo .
Bắc chảo lên bếp với chút dầu ô liu, cho thịt bò vào áp chảo
Tùy theo độ dày của miếng thịt và độ chín bạn mong muốn, áp chảo thịt trong khoảng từ 2 – 10 phút.
Khi thấy một mặt thịt hơi chín, bạn lật mặt thịt, tiếp tục áp chảo . Lấy thịt ra khỏi chảo, để nguội.   Khi thịt bò đã nguội, bạn thái miếng dày khoảng 0.5cm
Vẫn trong chảo đó, bạn đổ nốt phần nước ướp thịt bò khi nãy vào , để lửa vừa . Thêm 1/2 cup nước lọc và 1 viên chao ( không có chao cũng được )
Dằm tan viên chao trong chảo, đun sôi lên và nếm thử xem đã vừa miệng chưa. Đun đến khi nước sốt này đặc sền sệt lại thì tắt bếp , để nguội bớt .
Cho rau muống vào bát , hoặc đĩa sâu lòng .
Bày thịt và hành ngâm dấm lên trên . Rưới đều nước sốt chao còn hơi ấm ấm lên.
Bạn có thể dùng món này như một món chính hoặc như một món salad ăn kèm . Nếu không ăn hết bạn cất vào tủ lạnh , hôm sau ăn tiếp vẫn rất ngon do rau và thịt thấm nước sốt chao vô cùng đậm đà , thơm ngon.

#8. Rau muống xào đậu phụ

Nguyên liệu:
- 500g rau muống.
- 2 miếng đậu phụ.
- 100g tương hạt.
- 50g lạc rang vàng.
- 1 quả ớt, 10g tỏi băm.
- Gia vị: tiêu, đường, hạt nêm, dầu ăn.

Cách làm
- Rau muống nhặt bỏ lá, rửa sạch, thái khúc dài 5cm. Đun sôi 500ml nước, cho rau muống vào chần, vớt ra, ngâm vào nước lạnh, để nguội.
- Đậu phụ thái sợi dài 5cm, dày 0.5cm. Đun nóng 5 thìa súp dầu ăn, cho đậu phụ vào rán vàng.
- Tương hạt xay nhuyễn, lạc rang giã nát, ớt thái sợi nhỏ.
- Phi thơm tỏi băm với 2 thìa súp dầu ăn. Cho rau muống vào xào. Nêm 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường. Cho tương hạt vào, xào thêm 2 phút, cho tiếp đậu phụ vào xốc đều. Cuối cùng cho ớt thái vào, tắt bếp.

#9. Mầm rau muống trộn

Nguyên liệu:
-100g khô mực
-200g mầm rau muống
-tương ớt
-1 tép tỏi
-1 củ hành tím
-1 quả chanh
-50 của hành tây
-10g vừng trắng
-Gia vị:
-đường
-dầu ăn

Cách làm
-Khô mực xé sợi, vừng rán thơm vàng. Mần rau muống bỏ gốc, rửa sạch, để ráo. Hành tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn, hành tây thái lát mỏng. Chanh bỏ hạt, vắt lấy nước
-Phi thơm hành, tỏi băm với 2 thìa súp dầu ăn, để riêng
-Pha nước cốt chanh với 3 thìa súp đường, 1/2 thìa cà phê muối, đem trộn với mầm rau muống, để vào tủ lạnh trong 5 phút để giữ độ tươi giòn
-Cho vào tô lớn mầm rau muống, hành tây, khô mực, 1 thìa súp tương ớt, 1 thìa súp hành tỏi phi, trộn đều. Rắc vừng rang lên

#10. Canh chua rau muống

Nguyên liệu:
- 300g rau muống mầm.
- 200g vay cá hồi.
- 25g me chín.
- 2 nhánh rau ngổ.
- 10g tỏi băm, 1 quả ớt sừng.
- Gia vị: muối, đường, hạt nêm, nước mắm.

Cách làm
- Rau muống mầm rửa sạch, để ráo. Vây cá hồi rã đông, rửa sạch với nước muối pha loãng. Rau ngổ rửa sạch, thái nhỏ. Cho 100ml nước sôi vào me chín, dầm nhiều lần, lọc lấy nước cốt, bỏ hạt và bã.
- Đun sôi 1 lít nước, thêm 1/2 thìa cà phê muối, cho vây cá hồi vào nấu chín, nêm 2 thìa súp đường, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1.5 thìa nước mắm, 2 thìa súp nước cốt me.
- Chờ nước sôi lại, cho rau muống mầm vào, nấu thêm 3 phút, tắt bếp, cho rau ngổ thái khúc vào. Phi thơm tỏi băm với 1.5 thìa súp dầu ăn.

#11. Rau muống trộn giá

Nguyên liệu:
- Nửa bắp cải (loại nhỏ).
-160g đậu đũa và rau muống.
- 120g giá.
- 1 muỗng canh ớt đỏ băm.
- 1 chén dừa tươi thái sợi.
Gia vị:
- 2 muỗng cà phê ớt bột.
- 2 muỗng canh đường.
- Một ít muối.
- 1 củ hành thái mỏng.

Cách làm:
- Cải bắp rửa sạch, cắt sợi, đậu đũa bỏ cuống và đường gân 2 bên, cắt khúc, rau muống bỏ lá già, cắt khúc.
- Cải bắp, đậu đũa, rau muống đem luộc chín, giá trụng sơ qua nước sôi.
- Cho dừa thái sợi vào các loại rau luộc, cho gia vị vào, trộn đều, bày ra đĩa và cuối cùng dùng ớt băm trang trí cho món ăn.


Theo pháp luật tp HCM - st

Hướng dẫn làm bánh GATO ngon đúng điệu. Không quá khó để bạn tự tay làm một chiếc bánh gato thật thơm ngon cho gia đình mình thưởng thức, ho...

Hướng dẫn làm bánh GATO ngon đúng điệu. Không quá khó để bạn tự tay làm một chiếc bánh gato thật thơm ngon cho gia đình mình thưởng thức, hoặc trang trí thêm cho những chiếc bánh này với kem, hoa quả… thành một món quà ý nghĩa để đem tặng.

Dụng cụ làm bánh gồm: 


  • Tô trộn bột
  • Máy đánh trứng (cây đánh trứng bằng tay cũng được nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn)
  • Lò nướng và khuôn bánh
  • Rây bột
  • Spatula ( cây trộn bột)
  • Cân (hoặc bộ cup đong)
Hướng dẫn làm bánh GATO ngon đúng điệu
Hướng dẫn làm bánh GATO ngon đúng điệu




Nguyên liệu 


  • 4 trứng (55 - 70 gr/quả) (không dùng trứng lạnh)
  • 80 gr bột mỳ
  • 70 – 80 gr đường
  • 10 gr sữa
  • 2 gr cream of tartar hoặc 2ml nước cốt chanh ( hoặc dấm)
  • Bột/ tinh dầu vani


CÁCH LÀM BÁNH GATO


Bước 1: Chống dính khuôn

Dùng giấy nến lót đáy khuôn bánh (Có thể dùng giấy A4 hoặc dầu ăn để thay thế để khỏi bị sát khi nướng bằng khay inox hoặc khay nhựa)
Chú ý: Nếu bạn có khuôn chống dính hoặc dùng khay thủy tinh thì có thể bỏ qua bước này.

Bước 2: Tách lòng trắng và lòng đỏ trứng.

Lưu ý: Dụng cụ đựng lòng trắng trứng phải hoàn toàn khô và sạch, không được dính lòng đỏ, nước hay chất béo.

Bước 3: Đánh bông lòng trắng trứng.

Dùng máy đánh ở tốc độ thấp tới khi lòng trắng nổi bọt khí lớn thì cho ½ thìa café cream of tartar vào, có thể thay thế bằng ½ thìa nước cốt chanh hoặc dấm.

Lưu ý: Âu đánh và que đánh phải khô và sạch.
Chia đường làm 3 phần, từ từ rắc vào đánh cùng lòng trắng. Để đường nhanh tan, bạn có thể xay mịn đường trước khi đánh.
Tăng dần tốc độ máy đánh lên cỡ mạnh nhất.
Khi lòng trắng đặc tới mức tạo vân thì giảm tốc độ đánh xuống cỡ vừa; đánh tới khi lòng trắng bông đặc, bóng, dẻo; nhấc que đánh lên sẽ tạo thành chóp. Đầu chóp có thể hơi ngoặt xuống.

Bước 4: Đánh tan lòng đỏ trứng

Để máy ở tốc độ thấp, cho từng lòng đỏ vào đánh đều.
Quấy đều sữa tươi vào dầu ăn. Múc 1 thìa hỗn hợp trứng bông vào bát đựng sẵn dầu ăn và sữa, trộn đều.
Từ từ đổ vào hỗn hợp trứng đã đánh, trộn đều bằng máy ở tốc độ thấp nhất.

Bước 5: Trộn bột

Chia bột làm 2 – 3 phần, rây từng phần vào âu trứng, trộn bột theo kỹ thuật Fold. Trộn nhẹ nhàng nhưng dứt khoát
(Kỹ thuật Fold: dùng thìa nhấn sâu vào hỗn hợp trứng, đảo và hất lên để trứng phủ lên bột)
Sau khi rây hết bột, trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện thêm khoảng 1 phút.
Lưu ý: Chỉ Trộn bột theo 1 chiều, vét thành và đáy nồi, không trộn bột quá lâu.

Bước 6: Đổ bột vào khuôn

Dàn bột đều khắp thành khuôn. Gõ thành và đáy khuôn.
Đưa khuôn vào lò nướng. Nướng bánh ở 1600C, thời gian 35 – 40 phút.
Có thể dùng 1 cây tăm cắm vào bánh để thử, nếu tăm vẫn còn ướt thì bánh chưa chín
Rất đơn giản với món bánh gato bạn có thêt quây quần bên gia đình mình cùng thưởng thức.
Chúc bạn thành công nhé!

Chuối là gì, cây chuối như thế nào, các loại chuối, chuối hột chữa bệnh gì, các bài thuốc dân gian từ cây chuối. CHUỐI LÀ GÌ Chuối là...

Chuối là gì, cây chuối như thế nào, các loại chuối, chuối hột chữa bệnh gì, các bài thuốc dân gian từ cây chuối.

CHUỐI LÀ GÌ


Chuối là tên gọi các loài cây thuộc chi Musa; trái của nó là trái cây được ăn rộng rãi nhất. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó được trồng khắp vùng nhiệt đới.

Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Ở nhiều vùng trên thế giới và trong thương mại, "chuối" là từ thường được dùng để chỉ các loại quả chuối mềm và ngọt. Những giống cây trồng có quả chắc hơn được gọi chuối lá. Cũng có thể cắt chuối mỏng, sau đó đem chiên hay nướng để ăn giống như khoai tây. Chuối khô cũng được nghiền thành bột chuối.

Quả của những cây chuối dại (ở Việt Nam còn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối được buôn bán để ăn thiếu hột (xem Trái cây không có hột) vì đã được thuần hóa lâu đời nên có bộ nhiễm sắc thể tam bội. Có hai loại chuối cơ bản: các dạng chuối tráng miệng có màu vàng và được ăn khi chín, còn các loại chuối nấu được nấu khi còn màu xanh. Hầu hết chuối được xuất khẩu thuộc về loại đầu tiên; tuy nhiên, chỉ khoảng 10–15% tổng sản lượng chuối được xuất khẩu. Hoa Kỳ và các nước trong Liên minh châu Âu nhập khẩu chuối nhiều nhất.

Hình ảnh cây chuối
Hình ảnh cây chuối




CÂY CHUỐI HỘT


Chuối hột (danh pháp hai phần: Musa balbisiana) là loài chuối dại bản địa của Đông Nam Á. Đây là một trong những loài tổ tiên của chuối hiện đại.
Loài này được mô tả lần đầu năm 1820 bởi nhà thực vật học người Ý Luigi Aloysius Colla.
Tại Việt Nam, chuối hột cũng được dùng như một vị thuốc trong đông y.

Hình ảnh quả chuối hột
Hình ảnh quả chuối hột


PHƯƠNG THUỐC DÂN GIAN TỪ CÂY CHUỐI HỘT CHỮA ĐAU LƯNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM


Đây là phương thuốc dân gian giải quyết bệnh đau lưng (Thoát vị đĩa đệm) và tiểu đường, mình đã hỏi nhiều người, đã có người kiểm chứng phương pháp này mà khỏi bệnh.

  • Chọn cây chuối hột có đuờng kính 15cm-20cm, (chưa trổ hoa, kết trái).
  • Cây chuối hột chặt ngang
  • Dùng dao khoét lỗ thân cây chuối
  • Cho chút đuờng phèn vào (nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường).
  • Lấy tô chụp lại chống côn trùng
  • Để khoảng 2 giờ đồng hồ,hay cách đêm càng tốt.
  • Dùng ống hút hút nuớc chuối

Nuớc cây chuối hột tiết ra, quyện với độ ngọt của đuờng phèn cho ra vị ngọt mát sảng khoái khi nuốt vào cổ họng...
Bà con chưa biết nên áp dụng thử, trị đau nhức khớp rất tốt ( nhất là trị thoát vị đĩa đệm).Ngoài ra, còn là bài thuốc hay cho bệnh sỏi thận.

Lưu ý :
  • Bài thuốc trên cũng trị tiểu đường rất hay, nhưng bệnh nhân tuyệt đối không cho đuờng phèn vào như người bị đĩa đệm, mà chỉ uống nuớc chuối tiết ra tự nhiên thôi.
  • Để tiết kiệm và dùng được nhiều lần ta chặt từ ngang cây chuối, sau mỗi ngày dùng ta chặt xuống một đoạn và dùng cho tới tận gốc chuối.

Đây là phương pháp chữa bệnh vừa rẻ vừa hiệu quả, mong mọi người chia sẻ để nhiều người chữa được bệnh mà tiết kiệm chi phí !

Hình ảnh cây chuối rừng
Hình ảnh cây chuối rừng


MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY TỪ CHUỐI 


Trong các loài chuối, chuối hột (chuối chát) có hương vị kém hơn cả, nhưng lại được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh tốt.

Củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống chữa cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng. Củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa ho ra máu; với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống chữa kiết lỵ ra máu.

Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10-12g để làm thuốc an thai.

Thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối chữa đau nhức răng. Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát, phát hãn hoặc đắp để cầm máu.

Chuối hột có tác dụng cầm máu, băng huyết

Lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống chữa băng huyết, nôn ra máu.

Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con và chống táo bón ở người cao tuổi.

Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy. Quả chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi chữa hắc lào hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

Quả chuối hột còn non, thái mỏng phòng tiêu chảy

Để chữa sỏi bàng quang, lấy quả chuối hột xanh thái mỏng sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

Hạt chuối hột 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống. Thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp.

Có người đã dùng hạt chuối hột để tống sỏi với kết quả rất tốt. Dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm tích chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ.

Vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2-3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh niên. Hoặc vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống chữa kiết lỵ.

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng. Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa. Lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc. Quả chuối hột có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.

Nguồn sưu tầm - forumamthuc.com

TAGS

forum ẩm thực hướng dẫn nấu ăn diễn đàn ẩm thực món ngon tin ẩm thực bánh tráng miệng ngon hình ảnh món ăn hướng dẫn cách làm món tráng miệng bên lề cafe cách làm hướng dẫn làm bánh món ăn hằng ngày món ăn ngon từ rau muống rau muống thế giới cafe thức uống đối ẩm 2016 Làm đẹp bài học thành công bài thuốc hay từ chuối bánh gato bí quyết thành công bún mắm chuối chuối hột chặt thịt gà nguyên con cupcake cà phê cá chết cá diếc kho tiêu cá giò kho thịt cá kho dưa cải cá linh kho tương các kho lá chè xanh các loại cafe cách luộc rau muống cách làm bánh cách làm bánh chưng cách làm bánh cupcake cách làm gỏi cách làm mức cách pha cafe câu hỏi thành công cây chuối cảm nhận dưa hấu gân bò cháy tỏi gân bò hấp gừng gân bò muối cốm gỏi hình ảnh món trái cây tráng miệng hướng dẫn hướng dẫn cắt thịt gà hướng dẫn kho cá hướng dẫn làm bánh cupcake hướng dẫn làm món tráng miện hướng đẫn làm gỏi hải sản làm bánh cupcake làm bánh sinh nhật làm món tráng miệng làm mức dứa làm mức khóm làm mức thôm mâm ngũ quả mâm ngũ quả là những quả nào món chay món ăn ngon món ăn ngon bổ rẻ món ăn ngày 8-3 món ăn ngày tết món ăn từ thịt gà mẹo chặt thịt gà mẹo lọc thịt gà ngao ngày quốc tế phụ nữ ngêu quán cafe độc đáo thơ thơ hay ngày phụ nữ thưởng thức cafe tin về việc cá chết ở các tỉnh miền trung trình bày món ăn đẹp tép mỡ tết nguyên đáng ý nghĩa mâm ngũ quả đặc sản miền tây đặc sản tây nam bộ địa điểm bắn pháo hoa địa điểm quán cafe ẩm thực cho ngày phụ nữ